PHẦN 3: KIẾN NGHỊ 1.Cơ hội và thách thức :

Một phần của tài liệu quản trị hoạt động sản xuất về công ty cao su miền nam (Trang 25)

1.Cơ hội và thách thức :

Giá cao su tự nhiên đang vào mùa cao điểm khai thác mủ, nhưng vẫn có xu hướng tăng, nên không hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp sản xuất săm lốp. Trong khi đó, chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp ngành săm lốp. Vì vậy, nếu giá cao su tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này.Giá mủ cao su nguyên liệu trên thị trường trong nước tăng khá mạnh do dự báo nhu cầu sẽ tiếp tục tăng.

Trong ngắn hạn, nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất săm lốp. Ngành ô tô đang ế ẩm mặc dù đã sử dụng nhiều chiêu thức khuyến mãi nhưng thời điểm hiện tại vẫn chưa kích cầu được người tiêu dùng, nhiều thị trường xe máy trong nước đóng băng.

Tuy nhiên, trong dài hạn, khi nền kinh tế phục hồi, cơ sở hạ tầng ở nước ta ngày càng hoàn thiện, mức thu nhập của người dân tăng lên tất yếu nhu cầu về sử dụng các loại phương tiện giao thông như xe máy, ô tô sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Cao su tự nhiên là nguồn cung đặc biệt của ngành sản xuất săm lốp với năng suất và sản lượng luôn đạt mức cao.Tuy vậy, cao su thiên nhiên chỉ là 1 trong những yếu tố đầu vào của ngành. Cùng với đó là nguyên liệu khác như than đen, cao su tổng hợp, máy móc và dây chuyền sản xuất... mà các doanh nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu cao su từ 100.000 – 130.000 tấn nhằm phục vụ cho ngành sản xuất săm lốp trong nước.

Ngành sản xuất săm lốp được đánh giá còn nhiều tiềm năng do Việt Nam là một trong những nước lớn sản xuất cao su. Năm 2012, trong trường hợp giá cao su không biến động lớn so với hiện nay khiến chi phí mua cao su không tăng cao.

Thị trường săm lốp ôtô của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu sản xuất các sản phẩm lốp Bias truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, các sản phẩm lốp Radian toàn thép hiện đại chịu sự cạnh tranh

mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn đang chiếm 50% thị phần săm lốp radian ôtô trong nước. Casumina đã thức tỉnh và đầu tư dự án nhà máy sản xuất lốp radian toàn thép công suất 1 triệu lốp/năm hứa hẹn mang lại sự gia tăng doanh thu nhanh chóng cho công ty khi dự án này hoàn thành vào năm 2012.

2. Gỉai pháp:

Tăng cường quản lý tài chính bằng phương pháp quản lý tối ưu nhằm điều chỉnh kịp thời cho các nhu cầu tài chính giúp công ty giữ uy tín với khách hàng và các tổ chức tài chính.Tăng cường kiểm soát giúp cho Công ty có thể tăng trưởng cao mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Gia tăng giá trị các mặt hàng truyền thống và cốt lõi, mở rộng thị phần các sản phẩm.Đa dạng hoá khuôn mẫu thông qua hình thức đầu tư hoặc thuê mua nhằm đa dạng hoá sản phẩm nhựa gia dụng.Bám sát thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời khai thác tích cực thị trường trong nước, để có thể chiếm lĩnh và hạn chế tối đa sự thâm nhập hàng nhựa từ nước ngoài tràn vào.Đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Chủ động đối phó với các yếu tố rủi ro:bằng việc nâng cao khả năng nghiên cứu,phân tích và dự báo thị trường trong tất cả các lĩnh vực đưa ra những phương án,chiến lược kịp thời đảm bảo doanh thu khi có các biến động giá nguyên liệu.

KẾT LUẬN

Công ty đã và đang hoàn thiện được cơ cấu hạ tầng, nhà xưởng, mở rộng được sản xuất, nâng cao sản lượng.Công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường như : nhóm sản phẩm bao bì xi măng, nhóm các loại ống nước HDPE, PVC, nhóm sản phẩm túi xốp, nhóm sản phẩm bao dệt PP, nhóm sản phẩm ép phục vụ công nghiệp như sản phẩm két bia, chi tiết xe máy, nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng như mũ bảo hiểm, dép, ủng...

Công ty luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Tính hiệu quả hoạt động của công ty thể hiện ở các chỉ số sinh lời tăng liên tục trong ba năm gần đây, điều này còn cho thấy khả năng phân bổ nguồn lực, sử dụng và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng có hiệu qua hơn.

Công ty cần phải mở rộng sản xuất, giảm thiểu các chi phí, cải tiến máy móc thiết bị để đưa lại năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành thấp để có thể đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, cần cải cách bộ máy nhân sự, đào tạo một đội ngũ cán bộ kinh nghiệm và có chuyên môn.

Một phần của tài liệu quản trị hoạt động sản xuất về công ty cao su miền nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w