Tính đến nay Malaysia vẫn là nước xuất khẩu gỗ tròn lớn nhất thế giới: chiếm 1/3 tổng khối lượng toàn cầu. Với số dân chỉ có hơn 22 triệu người, GDP/ người vượt trên 10 ngàn USD nhưng Malaysia đã đạt được giá trị xuất khẩu lớn trên 80 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu gỗ chiếm 7,3 % với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định từ 10-14%. Xuất khẩu sản phẩm gỗ là một trong những thành công quan trọng của Malaysia hướng theo mục tiêu của Chiến lược “CNH-HĐH hướng vào xuất khẩu”. Những bài học thành công cơ bản sau đây:
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Not Italic, Font color: Auto
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Not Italic, Font color: Auto
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Not Bold, Not Italic, Font color: Auto
Formatted: Font: Font color: Auto Formatted: Font: Not Bold, Not Italic, Font
- Thứ nhất, nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu của nước xuất khẩu ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm gỗ. Phải nắm bắt được những thay đổi và những diễn biến mới nhất trên thị trường xuất khẩu.
- Thứ hai, ký kết Hiệp định đối tác tình nguyện theo luật bảo vệ rừng của nước xuất khẩu nhằm ngăn chặn những sản phẩm gỗ được chế biến trái phép và tạo được lợi thế cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường đó.
- Thứ ba, cần chú trọng vào chuỗi giá trị để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì vậy phải tiến hành thiết kế, cải tiến mẫu mã và nâng cao tính sang tạo để tạo ra những sản phẩm gỗ chất lượng cao và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm để trở thành những nhà thiết kế có thương hiệu riêng. - Thứ tư, mở rộng tự động hóa kỹ thuật cũng như tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực. Tăng cường nghiên cứu phát triển và phát triển công nghệ.