Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Đề tài Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Mô hình định giá thích hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25)

6. Kết quả

6.1Thống kê mô tả

Kiểm định phân phối chuẩn các chuỗi TSSL chứng khoán

Dựa vào thống kê JB và giá trị p-value thì trong 81 chứng khoán quan sát thì có 73/81 chứng khoán tuân theo quy luật phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 5%, chỉ số VN- Index cũng có phân phối chuẩn với cùng mức ý nghĩa trên. Do thời kỳ quan sát ngắn nên kết quả như trên là có thể chấp nhân được, ta xem các chứng khoán có phân phối chuẩn và tiến hành hồi quy các mô hình.

(Phụ lục 2) Thống kê TSSL trung bình của các danh mục

Trong thời kì 2009-2012, phần bù vốn cổ phần bình quân (Rm-Rf) (sự khác biệt giữa TSSL thị trường với TSSL trái phiếu chính phủ) thể hiện giá trị âm là -0,2036%.

Phần bù quy mô trong bài nghiên cứu có trung bình dương (0,001592), tức chứng khoán có quy mô nhỏ thì có TSSL trung bình lớn hơn chứng khoán có quy mô lớn, kết quả này giống với kết quả của Fama- French năm 1993 nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Kết quả thể hiện rõ hơn trong bảng so sánh TSSL trung bình giữa các danh mục. Ta thấy TSSL trung bình giảm từ trên xuống dưới, tức TSSL giảm khi quy mô tăng, giá trị TSSL trung bình của nhóm chứng khoán nhỏ nằm trong khoảng từ (-0,05014; -0,000269) và của các chứng khoán lớn nằm thay đổi từ - 0,005225 đến -0,004336.

Tuy nhiên, khi xét đến nhân tố giá trị, HML, thì mô hình lại cho ra kết quả ngược với Fama- French 1993. Theo Fama- French, HML có giá trị trung bình dương, còn kết quả trong bài nghiên cứu lại thể hiện một HML âm.

TSSL trung bình của chuỗi WML có giá trị âm, ngược với kết quả của mô hình Carhart năm 1997. Trong một nghiên cứu của Fama- French 2010, nhóm tác giả này nghiên cứu một mẫu gồm 4 khu vực là Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và khu vực Châu Âu thì chỉ duy có Nhật Bản là không thể hiện rõ TSSL xu hướng. Chui, Titman và Wei (2010) cho rằng TSSL xu hướng mạnh mẽ hơn ở các nền văn hóa có chủ nghĩa cá nhân mạnh. Và Chui, Titman, Wei cho rằng Nhật Bản nằm trong các nước có xếp hạng chủ nghĩa cá nhân thấp. Điều này cũng có thể giải thích với Việt Nam vì Nhật Bản và Việt Nam cùng nằm trong khu vực Châu Á.

(Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Đề tài Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Mô hình định giá thích hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25)