ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bvtwqđ 108 (Trang 45)

- Hướng dẫn BN tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:

Hút thuốc Khói bụ

4.4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG

- ĐD viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc, tham gia điều trị và hướng dẫn cho BN tại viện cũng như tại gia đình.

- ĐD viên có trách nhiệm và được tham gia vào tất cả các bước chăm sóc, điều trị, hướng dẫn cho BN.

- ĐD viên đã có nhận thức tốt về vai trò trách nhiệm, về nội dung công tác CSTD đối với BN. Tuy nhiên, một số ĐD viên chưa chủ động và toàn diện trong xây dựng kế hoạch, thường chỉ chú trọng xây dựng kế hoạch chăm sóc với BN nặng, đối với BN vừa và nhẹ thường thực hiện thụ động theo mệnh lệnh bác sỹ.

- Khả năng hướng dẫn cho BN về hoạt động thể lực và PHCN hô hấp còn yếu. Điều này phản ánh kế hoạch và chương trình đào tạo của bệnh viện thiên về kỹ thuật thực hành đa khoa. Kiến thức và khả năng làm việc chủ động, độc lập để hướng dẫn cho BN còn nhiều hạn chế do ĐD viên chưa được đào tạo chuyên khoa sâu. Mặt khác, trong nhận thức của ĐD viên còn coi công việc giáo dục, hướng dẫn cho BN là việc của bác sỹ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 90 BN COPD điều trị tại bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2012 và đánh giá sơ bộ về công tác chăm sóc BN tại Khoa A1 và A5 - BVTWQĐ 108, chúng tôi nhận thấy:

- Đa số các BN đều ở lứa tuổi trên 50, cao nhất là nhóm tuổi từ 70 – 80. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc COPD càng lớn.

- Tất cả các BN COPD vào viện điều trị vì đợt cấp tính, vì vậy các triệu chứng lâm sàng rất phong phú, nhóm triệu chứng chính là ho tăng, khó thở, khạc đờm tăng và mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất. Số BN ở mức đọ vừa và nặng chiếm tỷ lệ cao. Đa số BN cao tuổi, vì vậy có nhiều bệnh kèm theo, THA chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Công tác điều trị không những cần tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh chính là COPD, mà cần quan tâm điều trị các bệnh phối hợp.

- Trong công tác điều dưỡng đối với BN COPD: việc chăm sóc đối với BN là rất quan trọng, bởi lẽ BN COPD có nhu cầu chăm sóc rất cao và phải toàn diện. Trong công tác phòng và trị bệnh với BN COPD, điều quan trọng mà lâu nay ĐD viên chưa hiểu rõ vai trò

và chưa sâu về nội dung, đó là vật lý trị liệu PHCN hô hấp cho BN khi BN nằm điều trị tại bệnh viện cũng như tư vấn cho BN khi về gia đình.

KIẾN NGHỊ

1. Điều dưỡng phải xác định rõ vai trò và vị trí quan trọng của công tác điều dưỡng trong chăm sóc toàn diện đối với BN. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc toàn diện, chuyên sâu đối với BN nói chung và với BN COPD nói riêng.

2. Trong công tác điều trị, chăm sóc toàn diện đối với BN mắc bệnh COPD, cần chú trọng các biện pháp không dùng thuốc, trong đó hướng dẫn cho BN về vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp có vai trò rất quan trọng. Vì vậy cần phải đưa nội dung này là một yêu cầu bắt buộc và thường xuyên của công tác điều dưỡng./.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt:

1. Cục Quân y (2002), Chế độ công tác chyên môn bệnh viện Quân đội , trang

160-165, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

2. Cục Quân y - BVTWQĐ 108 (2008), Kỷ yếu công trình Hội nghị khoa học

chuyên ngành Điều dưỡng toàn quân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

3. Học viện Quân y (2009), Điều trị Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân

dân, trang 78-85.

4. Học viện Quân y (2008), Bệnh phổi và Lao, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,

trang 95-100.

5. Ngô Quý Châu (2012), Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Bệnh hô hấp, Nhà

xuất bản Y học Hà Nội, trang 1-30.

6. Phạm Thắng (2011), Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh hô hấp, Nhà xuất

bản Y học Hà Nội, trang 311-444.

7. Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2008), Điều trị học Nội khoa tập I, Nhà xuất bản

Trường Đại học Y Hà Nội, trang 86-95.

8. Trƣờng Đại học Y dƣợc TPHCM (2007), Sổ tay Chẩn đoán, Xử trí và Phòng

ngừa COPD, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TPHCM, trang 1-19.

9. Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản 1, Nhà xuất bản Giáo dục, trang

9-30.

Tiếng Anh:

10. Shapiro D.S, Snider L.G, Rennard I.S (2005), Chronic Bronchitis and

Emphysema, in Muray and Nadel,s Textbook of Respiratory Medicine, Elsevier Saunder, 1115-1167.

11. Hansel T.T and Barner P.J (2004), An Atlas of Chronic Obstructive

Pulmonary Disease COPD, The Parthenon Publishing Group.

12. Chronic Obstructive Pulmonary Disease (2010), The Washington Manual

Phụ lục II

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bvtwqđ 108 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)