ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bvtwqđ 108 (Trang 40)

- Hướng dẫn BN tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính.

Hút thuốc Khói bụ

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính.

4.1.1. Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính.

Với 90 BN mắc COPD điều trị ở Khoa Lao và Bệnh phổi, Khoa Nội Cán bộ - Bệnh viện TWQĐ108 trong thời gian 8 tháng đầu năm 2012, số mẫu nghiên cứu không lớn và ngẫu nhiên, thời gian nghiên cứu ngắn nên số lượng BN không thể hiện được tỉ lệ BN mắc COPD so với tổng số BN bị bệnh hô hấp và các bệnh lý khác đến điều trị tại Bệnh viện . Tuy vậy, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:

- Tuổi: Chủ yếu BN mắc COPD có độ tuổi > 50. Nhóm tuổi >80 chiếm tỷ lệ cao nhất, BN cao tuổi nhất là 94 tuổi. Điều này cho thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng lớn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy đa số BN được phát hiện COPD ở lứa tuổi > 40 [5],[6],[9],[10].

Trong số đối tượng nghiên cứu, nhóm tuổi từ >70 chiếm tỉ lệ cao nhất (74,4%); đặc biệt đối tượng là quân nhân bị COPD thường ở nhóm tuổi >70. Điều này thể hiện một phần các BN ở độ tuổi già, tuổi nghỉ hưu thường đã trải qua nhiều năm tháng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, điều kiện thời tiết, sức đề kháng giảm; tuổi cao nên thường dùng thuốc chưa đúng, nhiều BN thiếu điều kiện chăm sóc tại gia đình… nên BN phải nhập viện.

Nhóm BN trong nghiên cứu bao gồm cả quân nhân và nhân dân, số lượng 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê, vì vậy lứa tuổi không có ý nghĩa so sánh giữa đối tượng BN là quân hay dân.

BN đa số là cao tuổi, nhiều BN là cán bộ cao cấp, ĐD viên là người tiếp xúc thường xuyên, vì vậy tâm lý tiếp xúc, tính khẩn trương, khoa học, tỉ mỉ, chu đáo... là rất quan trọng.

Đặc điểm người cao tuổi: diễn biến bệnh khó lường, nhiều người bị khó tính, hay lẫn lộn, khả năng tự phục vụ bản thân kém...vì vậy, ĐD còn có vai trò thay thế gia đình BN trong việc chăm sóc toàn diện BN theo nhu cầu người bệnh.

- Giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số BN là nam giới chiếm đa số (80%). Do số mẫu ít và thời gian nghiên cứu ngắn, ngoài ra Bệnh viện còn có Khoa nội khác cũng thu dung cho các đối tượng là nhân dân nên có thể BN nữ vào điều trị trong khoa Nội nhân dân. Vì vậy, tỷ lệ BN nữ có thể chưa phản ánh đúng tình hình thu dung.

Tuy vậy, nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau rõ ràng về tỉ lệ nam và nữ mắc COPD. Các nghiên cứu đều cho thấy, BN mắc COPD chủ yếu là nam giới.

4.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ:

Theo GOLD 2006 và GOLD 2011, những yếu tố nguy cơ là: Tuổi; giới; di truyền; khói thuốc; bụi và hóa chất nghề nghiệp, ô nhiễm không khí trong nhà do thông khí kém, kèm theo do chất độc từ nấu ăn; viêm đường hô hấp tái diễn…

Trong số 90 đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thấy đa số BN có nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn (94,4%), điều này cho thấy môi trường, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của đợt cấp COPD.

Hút thuốc lá cũng chiếm tỷ lệ cao (74,4%), đa số BN đã hút thuốc nhiều năm. Trong số đó có người đã hút thuốc lá > 30 năm. Điều này phù hợp với đánh giá của tất cả các nhà khoa học và các nghiên cứu. Vì vậy cai thuốc lá không bao giờ là muộn, BN nên bỏ thuốc ngay hôm nay. Cai thuốc lá là biện pháp can thiệp duy nhất hữu hiệu và kinh tế để giảm thiểu nguy cơ tái phát COPD và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên việc bỏ thuốc lá có thể rất khó khăn với một số người, vì vậy cần phải có quy định nghiêm khắc, xây dựng ý thức văn hóa khi hút thuốc để hạn chế tối đa làm ảnh hưởng của khói thuốc đối với người xung quanh. Hút thuốc thụ động cũng là nguy cơ mắc COPD.

ĐD viên cần phải có kiến thức để khuyên BN bỏ thuốc bất kỳ khi nào có cơ hội, luôn nhắc lại với lần tiếp xúc sau đó, ngoài giáo dục cần có sự hướng dẫn dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc (thuốc thay thế Nicotin) nhằm cai thuốc hiệu quả hơn.

COPD là bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài. Ngoài việc bỏ hút thuốc (thuốc lá hay thuốc lào) ngay lập tức, người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ sau khi được điều trị đỡ cơn khó thở lại tiếp tục hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá thường cùng lúc mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp (THA), ung thư, xơ vữa động mạch mà nguy hiểm là bệnh động

mạch vành tim, đái tháo đường (ĐTĐ), loãng xương... Đây là các bệnh có liên quan mật thiết đến nhau đồng thời làm nặng thêm cho người bệnh.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bvtwqđ 108 (Trang 40)