III. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VIỆC ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT LINH HOẠT VÀ KỊP THỜ
SÁCH LÃI SUẤT LINH HOẠT VÀ KỊP THỜI
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT LINH HOẠT VÀ KỊP THỜI SÁCH LÃI SUẤT LINH HOẠT VÀ KỊP THỜI
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHNN cần có những điều chỉnh hợp lý trong bộ ba: công cụ dự
trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường:
- Công cụ DTBB: mặc dù công cụ này khá hữu hiệu trong thời
gian qua nhưng trong tương lai nên hạn chế sử dụng, bởi lẽ đây là công cụ vẫn ít nhiều mang tính chất hành chính và có tính đánh đồng như nhau giữa các ngân hàng.
- Công cụ lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn: trong thời
gian qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt qua lãi suất tái cấp vốn hoặc có lúc phá đáy lãi suất chiết khấu nhưng NHNN vẫn không can thiệp hoặc can thiệp chưa đúng
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: nghiệp vụ thị trường mở
luôn thể hiện là công cụ có nhiều ưu thế, đặc biệt đây là công cụ duy nhất mà NHTW có thể sử dụng để đảo ngược tình thế. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng.
Do đó, NHNN cần phải giám sát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời phải làm tốt hơn công tác thu thập, xử lý số liệu thống kê và dự báo diễn biến thị trường, đồng thời khuyến khích hoặc thậm chí có thể bắt buộc các NHTM phải nắm giữ một tỷ lệ nhất định giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở thì mới gia tăng được hiệu quả của công cụ này.
KẾT LUẬN
- Việc chuyển đổi chính sách điều hành lãi suất sang cơ chế tự do hóa lãi suất là một xu thế tất yếu. Song cách thức chuyển đổi có hiệu quả nhằm hạn chế những tiêu cực, kích thích nền kinh tế phát triển, huy động tích tực tập trung vốn cho việc phát triển bền vững lại không có một khuôn mẫu đồng nhất.
- Tùy theo điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, nền kinh tế vĩ mô, mức độ mở cửa tập quán tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư mà lộ trình tự do hóa lãi suất phải có thích ứng phù hợp.