Một số biện pháp chung nhằm bảo mật thông ti n:

Một phần của tài liệu rủi ro rò rỉ thông tin marketing (Trang 25)

Không để lộ mạng nội bộ: Trong quá trình chuyển thông tin vào và ra khỏi cơ sở dữ liệu của cơ

quan, phải bảo đảm tính bí mật và an toàn cho mạng nội bộ.

Lƣu trữ thông tin ở nơi an toàn: Trong khi chờ truy xuất thông tin để phục vụ công việc cơ

quan hoặc chờ chuyển thông tin cho đối tác, dữ liệu phải được lưu trữ ở nơi thật sự an toàn trên mạng nội bộ. Phải kiểm tra để bảo đảm rằng những thông tin đó không chứa vi-rút hoặc không

thể bị thâm nhập bởi người không có thẩm quyền.

Mã hóa dữ liệu: Được xem là nền tảng của việc bảo vệ hệ thống lưu trữ thông tin, mã hóa giúp

bảo mật dữ liệu vì người ngoài không thể đọc được. Tốt nhất là nên sử dụng mô hình mã hóa đối xứng, vốn được đánh giá là một phương thức bảo vệ dữ liệu hữu hiệu và tiện dụng.

Ngăn chặn việc xóa bỏ và sửa đổi dữ liệu: Việc bảo vệ dữ liệu bằng cách mã hóa chỉ là một

phần của vấn đề bảo mật. Các tập tin đã được mã hóa có thể bị xóa đi hoặc thay đổi một cách vô tình hay cố ý. Vì thế, người quản lý dữ liệu cần phải bảo đảm rằng người không có thẩm quyền không thể xóa hay thay đổi nội dung thông tin.

Phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài: Phải ngăn chặn sự đột nhập và phá hoại của hacker,

vi-rút, phần mềm gián điệp… bằng cách rà soát hệ thống mạng để phát hiện lổ hỗng bảo mật, và sử dụng những chương trình chống vi-rút mới nhất, hiệu quả nhất.

Kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trên mạng nội bộ: Đây là công việc rất quan trọng trong

công tác bảo mật. Trước hết, hoạt động này giúp biết được chính sách bảo mật của doanh nghiệp đang được thực hiện như thế nào. Kế đến, tạo điều kiện theo dõi việc sử dụng thông tin có hợp lý và đúng thẩm quyền hay không. Cuối cùng, đó là công cụ để rà soát lại cơ chế bảo vệ thông tin và kiện toàn qui trình bảo mật.

Một phần của tài liệu rủi ro rò rỉ thông tin marketing (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)