Nguyên tắc tình yêu

Một phần của tài liệu nghệ thuật yêu (Trang 36)

Tạp chí Focus on the Family đưa 7 nguyên tắc lựa chọn dành cho những người sắp bước vào một cuộc hôn nhân.

Có 1 sự thật trong lời khuyên này. Hôn nhân có thể gặp trục trặc, nhưng có thể vượt qua, khi cả hai yêu nhau mãnh liệt. Nhưng nó sẽ tan vỡ khi họ không có nền tảng tình yêu.

Có thể sau này bạn có ý định ly dị, nhưng điều đó sẽ rất khó. Tư cách đã ăn sâu và hình thành từ nhỏ thì rất khó thay đổi. Vì thế, nếu bạn thấy không thể sống với một người mà trong suốt thời gian tìm hiểu, bạn thấy đó là tai họa cho cuộc đời bạn sau

này, thì tốt nhất nên chấm dứt. Chẳng hạn một người mà đêm nào cũng nhậu nhẹt, không thể bỏ được; một anh chàng có tính xấu về tiền bạc, hoặc có khuynh hướng sử dụng bạo lực khi cáu tiết, hoặc quá ích kỷ - đây là tín hiệu đỏ, báo là bạn nên dừng ngay, vì điều bạn thấy hôm nay sẽ là hậu quả sau này. Dĩ nhiên, mỗi người trong chúng ta đều có thói xấu vì thế không thể đòi hỏi có một người hoàn hảo làm ứng cử viên cho cuộc hôn nhân. Bạn phải quyết định xem bạn có thể khoan dung với

những thói xấu nào trong suốt cuộc đời.

3. Không lấy nhau một cách hấp tấp: Thật là dại dột khi tiến đến hôn nhân mà không suy nghĩ cẩn thận.

4. .

Cả hai chỉ cho thấy toàn những mặt tốt, còn mặt xấu thì giấu nhẹm. Vì thế, nhiều đôi mới cưới trong năm đầu, đã thật bất ngờ về người bạn đời của mình. Phải ít nhất một năm sau mới biết được tính cách thật sự của người kia.

5. Có lẽ bạn mong đợi bạn đời mình sẽ có một ngày nào đó theo đạo của bạn. Một lần nữa, câu hỏi này cần câu trả lời: bạn đời củạ bạn có thái độ như thế nào đối với đức tin của bạn? Nếu thấy không thỏa thuận được, thì nên xem lại.

6. Điều này thật không hay vì nhiều lý do. Trước hết, đó là lối sống phóng túng. Thứ hai, nó ảnh hưởng đến quan hệ và thường dẫn đến ly hôn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các đôi sống với nhau trước khi cưới, 50% có nguy cơ ly dị hơn những người không làm vậy.

7.

Những người cưới ở độ tuổi 14-17 có tỷ lệ li dị cao gấp đôi những đôi chờ đến 20 tuổi. Một gia đình đòi hỏi sự chín chắn, lòng vị tha, tính ổn định và sự tự chủ.

Nuôi dưỡng một tình yêu

Tất cả những hồi hộp, lo lắng đến thắt ruột thắt gan, mất ăn mất ngủ... sẽ trôi đi nhanh chóng khi đối tượng gật đầu, xác nhận quá trình chinh phục đã thành công rực rỡ.

Và trong sự choáng ngợp của giây phút "huy hoàng" ấy, ít người nào, dù bản lĩnh tới đâu, đủ tỉnh táo để nhận thức và định hình tiếp phương thức chiến đấu cho một cuộc chiến sắp tới, dữ dội và hứa hẹn thê thảm hơn gấp trăm lần: "Bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu" ấy.

Không bao giờ có hai "cơ thể tình yêu" giống nhau, nên chế độ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn tình yêu cũng phải khác nhau. Bắt một đứa trẻ lên 3 ăn khẩu phần ăn của một người lớn là không thể; cũng như đối xử với một bạn trai có "thâm niên" 3 tháng như người ta đối xử với... chồng mới cưới 3 năm là điều hết sức buồn cười. Nhưng vấn đề này 90% các cô gái mắc phải. Các cô cứ nghĩ trong thời gian đầu tiên, mình cứ phải chăm sóc, lo lắng từng ly, từng tý đến thế này... thì mới đủ tạo tin tưởng ở "anh ý", rằng "tình yêu của em đối với anh là nhất quả đất".

Thường là sau những hạnh phúc lâng lâng ban đầu, chàng sẽ từ từ "ngộ" ra cảm giác bó buộc, bứt rứt về tình yêu của những "bà mẹ chăm con". Nhiệt lượng tỏa ra quá mạnh lúc ban đầu, sẽ không đủ giữ ấm cho cả cuộc chiến dài hơi phía sau. Về phía các chàng cũng không cần phải "lại quả" như thế nếu như bản thân không thực sự muốn làm.

Cứ để tình yêu tự lớn dần theo tự nhiên. Tình yêu luôn tự có hướng đi của riêng nó. Không nuôi tình yêu, liêu xiêu tình bạn!

Có thể bạn không tin, nhưng làm một quản trị gia hay một người quản lý dễ hơn làm một người đang yêu nhiều. Vì chỉ có người quản lý mới hay vỗ ngực tự xưng "Tôi luôn hiểu anh ấy đang làm gì, ở đâu, muốn gì???". Tình yêu có những cách thể hiện tinh tế và duyên dáng chứ không "hầm hố" kiểu chỉ huy như thế.

Vốn dĩ, trong tình yêu khó phân biệt rạch ròi giữa "đúng" và "không đúng", mà chỉ là "thích" hay "không thích" mà thôi.

Lắng nghe nhau không phải "bảo gì nghe nấy".

Cái tôi bản thân càng gào rú, la lối ầm ĩ... lại càng đẩy tình yêu đi về một phía, tạo phân cực quyền hành "ý anh/em là ý trời". Lắng nghe cái tôi bản thân, để hiểu rõ bên kia muốn gì và cần gì. ở cả hai phía, nhu cầu được đối xử công bằng, tử tế là

như nhau, trên cơ sở thái độ thẳng thắn, biết chấp nhận.

Không phải là nhũn người xuống, mà tự hòa mình cho cái chung.

Và một điều nên nhớ: Không yêu theo cách mình muốn, không có nghĩa là không yêu!

Đến một lúc nào đó, khi tình yêu đủ lớn, nó đòi hỏi ở hai người một thái độ biết trách nhiệm. Trách nhiệm với những gì đã qua. Hôm qua bạn nói yêu thương người ta, hôm nay bạn có thể không đủ cảm giác để nói lên câu đó, nhưng phủ nhận, nói

xấu người kia là một thái độ vô trách nhiệm không thể tả.

Câu nói tệ hại nhất mà một người xa nhau có thể thốt ra "Không hiểu sao tôi lại có thể yêu một người như anh/cô ?!?" - không khác nào tự ngửa cổ lên trời phì một cái cả! Nuôi nấng một tình yêu hôm nay, cũng là để nuôi dưỡng một tình bạn sau (nói dại là thế !!!).

Vì có điều bạn không thể phủ nhận, người cũ vẫn nằm trong số ít những người hiểu bạn nhất, ít nhất về khoản sở thích.

Yêu bằng tất cả niềm tin cộng lại

Tất cả những gì mà những người đang yêu có thể đối xử và dành cho nhau là tất cả niềm tin trên đời cộng lại. Là tin tưởng vào ngày mai, tin vào tình yêu chung, tin vào người kia, tin vào bản thân...

Một niềm tin nghe qua có vẻ mơ hồ viễn cảnh, nhưng thực tế là rất cần. ít nhất nó cũng giúp bạn sống có trách nhiệm, tự sống tốt hơn với bản thân.

Dám lựa chọn, dám sống và yêu hết mình, dám tin tưởng để dũng cảm bỏ đi. Và không hối tiếc!

Luôn cho nhau cơ hội và học cách tha thứ

Cho dù có bị "đá", bị "phụ tình" gì gì đó, thì cách tốt nhất để quên đi người đó, lại là tha thứ cho họ.

Vẫn biết việc này là rất khó, và nó sẽ làm tốn của bạn không biết bao nhiêu là khăn giấy; nhưng sẽ tốn gấp trăm lần khăn giấy và thời gian vô ích nếu bạn cứ mãi nhớ, dằn vặt, mổ xẻ, trở lên lật xuống lỗi lầm của người cũ. Những câu hỏi kiểu: Tại sao mình lại bị đá? Mình có lỗi gì? Đứa nào đã cướp mất anh ấy/ cô ấy ???" chỉ càng làm cho bạn không cách nào thoát khỏi mối quan hệ cũ.

Và một lời khuyên bổ ích của các nhà tâm lý:

"Nếu chưa thực sự chấm dứt cái cũ, thì chẳng thể nào sẵn sàng cho cái mới!". Ai đã từng xem phim Cô nàng ngổ ngáo, chắc hẳn sẽ nhớ câu nói ấn tượng cuối phim: "Định mệnh là cho người yêu mình một cơ hội". Thật sự là quá sai lầm khi nghĩ rằng "tôi không thể yêu một người khác nữa".

Cuộc sống đặt dấu chấm hết cái bụp, tim đóng cửa cái rầm, khóa cả chục ổ khóa lại khi người yêu ra đi ?!? Không bao giờ là thế! Trong lúc đang nồng ấm với người cũ, bạn không nhận ra, biết đâu vẫn có một, một vài ai đó, vẫn tình nguyện làm người thứ ba im lặng.

Tự khóa cửa lòng mình, bạn sẽ có lỗi với ai đó, khi đã tước hết của người ấy cơ hội. Tha thứ cũng là cách cho người cũ một lối quay về. Và tự cho mình một cơ hội.

Ngày mai không phải là món quà cho tất cả mọi người

Chẳng ai muốn tưởng tượng tình yêu của mình sẽ... kết thúc như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao, vào lúc trời mưa hay nắng. Nhưng cuộc sống vốn không có khái niệm giá trị tuyệt đối, và tình yêu cũng vậy thôi. Hôm qua còn yêu, nhưng một buổi sáng thức dậy, thấy lòng hết yêu là hết yêu! Đôi khi, chẳng một lý do nào giải thích

được. Không có quá nhiều thời gian để yêu một người. Nên tất cả những gì bạn có thể hôm nay là sống trọn vẹn, yêu trọn vẹn, làm mọi thứ có thể để giữ gìn. Vì ngày mai chẳng phải là món quà giành cho tất cả mọi người.

Để giữ được tình yêu vẹ n nguyê n

Bạn luôn thắc mắc là tại sao có nhiều đôi yêu nhau mặn nồng như vậy dù chuyện tình của họ kéo dài rất lâu rồi. Tình yêu của họ lúc nào cũng mới mẻ, ngọt ngào như thuở nguyên sơ.

Yêu… lần nữa

Càng hành động mãnh liệt giống như bạn đang yêu bao nhiêu thì bạn càng cảm giác được tình yêu bấy nhiêu. Tình yêu bạn dành cho người đó sẽ chẳng ao giờ vơi cạn.

Nhớ về những khoảng thời gian tuyệt vời

Hãy cư xử với người ấy như thuở ban đầu mới yêu nhau. Hãy liệt kê ra những việc làm ưa thích của lứa đôi rồi cùng nhau thực hiện, thêm một vài điều thú vị, mới mẻ nữa thì càng tuyệt vời.

Hãy tạo cho người ấy cảm nhận được tình yêu và sự an toàn nơi bạn để người ta có thể cởi mở tấm lòng và bộc lộ cảm xúc của mình mà không phải e dè hay sợ bị phán xét gì hết. Khuyến khích, ủng hộ và tạo cho người ấy niềm tin, sự chân thành. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thôi cũng là một sự khích lệ ngọt ngào rồi.

Không nên tự quyết định một mình ở nhiều mặt, hai bạn được coi là "cùng một

chiến hào". Vì vậy, đừng quên kiểm tra, thảo luận và cùng nhau quyết định từ những vấn đề lớn lao đến những chuyện nhỏ nhặt nhất. Đó cũng là bí quyết xây dựng cuộc sống chung hạnh phúc sau này.

Chú ý đến hình dáng cơ thể

Cố gắ ng giữ "form" thậ t chuẩ n và tạ o ấ n tượ ng vớ i nhiề u ngườ i chính bằ ng sự câ n đố i dù bạ n ở thờ i kỳ nà o.

Tâm đầu ý hợp

Thay vào những lời phàn nàn, kêu ca với những vướng mắc và sứt mẻ, hãy cùng nhau giải quyết, ngồi lại gần hơn, nắm tay, vuốt lên tóc và trao cho nhau những lời nói nhẹ nhàng. Hai bạn sẽ sớm tìm được điểm rối của vấn đề.

Học cách lắng nghe và trò chuyện trong tình yêu

Biết lắng nghe và biết trò chuyện là chìa khoá của mọi mối quan hệ, đặc biệt là trong tình yêu.

Một chuyện tình hạnh phúc khi hai bên có một mối quan hệ tốt đẹp, dù họ trải qua một ngày tuyệt vời hay kinh hoàng, thất bại hay thành công, mâu thuẫn hay đồng tình, họ đã biết chia sẽ cùng nhau để có thể hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn và yêu nhau hơn.

Sau đây là những bài học có thể giúp hai bạn biết cách lắng nghe và trò chuyện cũng như chiến thắng được những thói quen không hay trong giao tiếp:

Biết lắng nghe. Dù bạn dành rất nhiều thời gian để lắng nghe người yêu của mình, nhưng thực sự có hiệu quả? Khi mà bạn lắng nghe với mắt nhắm mắt mở hay tâm hồn gửi vào một nơi nào đó, liệu bạn sẽ chia sẻ được gì với người ấy? Những lời tâm sự bạn nghe một cách thoáng qua cứ như bạn không hề hừng thú với câu chuyện đó. Thay vì vậy hãy:

Hãy dành một ít thời gian chỉ cần 10 hoặc 15 phút mỗi ngày để gặp gỡ với người ấy để "cập nhật" thêm thông tin. Nếu bạn quá bận rộn, điều này có vẻ như hơi mất thời gian nhưng đừng bao giờ lơ là đến người ấy, hãy cho họ hiểu bạn không có thời gian cho họ vì bạn quá bận rộn. Họ sẽ hiểu, thông cảm với bạn ngay thôi.

Khi lắng nghe hãy tập trung vào câu chuyện của bạn mình. Nhìn vào mắt họ, một cái vỗ vai nhẹ, và biết đặt câu hỏi khi người ấy kết thúc câu chuyện, hoặc có thể là nhắc nội dung câu nói và trả lời đã thể hiện rằng bạn thực sự hiểu câu chuyện và biết thông cảm.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm ngôn ngữ cơ thể để biểu lộ rằng bạn hiểu những gì người ấy đang nói bằng một cách gật đầu, một nụ cười. Người ấy sẽ cảm thấy được khuyến khích hơn.

Biết nói như thế nào:

Bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần trò chuyện nhiều là có thể chia sẻ được với người bạn của mình. Con trai và con gái có cách nói chuyện khác nhau. Đừng nói quá nhiều về bản thân, bởi lúc này người ấy đang cần được tâm sự, đang muốn được nói ra suy nghĩ, cảm xúc của mình. Không nên nói dông dài, nên tập trung vào vấn đề để người ấy có thể "tiêu hoá" và trả lời lại những gì bạn nói.

Chú ý đến cử chỉ cơ thể để biết xem liệu họ có vơi đi nỗi buồn khi trò chuyện với mình không. Nếu người ấy sao lãng, thì có lẽ họ thực sự bối rối. Vì vậy hãy chuyển sang cách khác.

Những thói quen cần từ bỏ:

Nếu bạn cứ mãi nói về bản thân, người ấy sẽ cảm thấy lạc lõng. Hãy bỏ thói quen này bằng cách đặt thêm nhiều câu hỏi, cuộc nói chuyện nên diễn ra theo hai chiều.

Nếu bạn dùng ngôn ngữ cơ thể "đóng", người ấy sẽ cảm thấy bị từ chối. Hãy từ bỏ thói quen này với sử dụng động tác tay chân nhiều hơn, cười nhiều hơn.

Nếu bạn cắt ngang câu chuyện, người ấy sẽ cảm thấy không được lắng nghe. Hãy từ bỏ thói quen này bằng cách chú ý đến cử chỉ khi người ấy muốn ra hiệu "đến lượt bạn nói nhé!" như nói chậm lại, nhìn vào bạn..

Nếu bạn cứ mãi hỏi người ấy về một câu hỏi, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Hãy từ bỏ thói quen này bằng cách đưa ra một cử chỉ hay một từ "ám hiệu" để người ấy có thể giải thích rõ thêm hay có thể "hích" nhẹ khi bạn bắt đầu lặp lại.

Nếu bạn đang giận dữ nhưng vẫn nói chuyện với người khác, bạn cũng sẽ truyền sự bực tức vào họ.

Hãy từ bỏ thói quen này bằng cách tránh xung đột, cãi cọ trước 20 phút bắt đầu nói chuyện với một ai đó.

Làm gì để "hâm nóng" tình yêu?

Tình yêu có phôi pha theo thời gian hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách sống, cách thể hiện tình yêu của mỗi người. Tôi rất thích cách nói hình ảnh về tình yêu: "Tình yêu là cây hạnh phúc xanh tươi cần được chăm sóc mỗi ngày".

Chúng ta đừng dồn vào nỗi lo tình yêu sẽ ngày càng nhạt đi mà hãy quan tâm làm sao để nuôi dưỡng cho nó ngày càng lớn lên, nồng nàn hương thơm yêu thương. Có lẽ chỉ những ai lấy phương châm: Yêu là phải luôn vun đắp, làm mới, hâm nóng tình cảm mỗi ngày, luôn tạo ra được không khí vui tươi thì mới có thể không làm cho đối phương cảm thấy nhàm chán, vô vị.

Mỗi người đều có cách làm cho tình yêu của mình ngày thêm gắn bó, ngọt ngào và thú vị nhờ sự hy sinh, đồng cảm và biết cách chia sẻ với người mình yêu thương. Không ít người quan niệm chỉ cần "tạo tình huống" khi mới yêu nhau, lâu dần khi tình yêu đã được đánh dấu, hoặc đã đi đến hôn nhân thì đó đã là vật sở hữu của riêng, ôm khư khư nó, không bao giờ tự hỏi phải làm gì để tình yêu ấy luôn đơm hoa kết trái,

Một phần của tài liệu nghệ thuật yêu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w