Rủi ro tỷ giá:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công..docx (Trang 26 - 30)

III. Phân tích các phương án và lựa chọn phương án tối ưu

3. Rủi ro tỷ giá:

Có nhiều hình thức cho thành công chọn lựa. Đặc thù một doanh nghiệp XK nên thường lo ngại khi tỷ gia có xu hướng giảm, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thị trường trong và ngoài nước có những biến động rất lớn. Do đó Thành Công nên chọn một trong các hình thức sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn bán hoặc một phần thả lỏng một phần sử dụng forward. Tùy vào từng điều kiện cụ thể của Công ty mà có thể đưa ra một trong các quyết định trên.

4.Đề phòng tình trạng thiếu vốn:

Thành Công nên linh động thực hiện các công cụ chiết khấu, chuyển nhượng chứng từ, bao thanh toán tùy vào tình hình hoạt động của công ty.

Bài học kinh nghiệm.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện ở khắp mọi lúc, mọi nơi, mọi khâu trong quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân,… Từ những nghiên cứu, phân tích trên về những rủi ro trong giao dịch mà doanh nghiệp Thành Công có thể gặp phải, chúng ta có` thể rút ra được một số bài học để Thành Công có thể phòng chống và quản trị rủi ro một cách tốt nhất.

1. Rủi ro về đối tác kinh doanh.

- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng.

- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người nhập khẩu.

- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.

- Yêu cầu cả 2 bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như standby L/C, bank Guarantee,

Performance Bond,…( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau).

2. Rủi ro trong đàm phán hợp đồng.

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán. Muốn phòng chống rủi ro thì phải làm tốt từ khâu chuẩn bị đàm phán, khâu này rất quan trọng, cần phải chuẩn bị kỹ về thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, phương án, chiến lược,…đàm phán. Qua điều tra thì ta thấy đây là một khâu yếu của doanh nhiệp Việt Nam do thiếu thông tin, nguồn thông tin không đáng tin cậy hoặc có thông tin nhưng không xử lý và sử

dụng được,…đã làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong đàm phán, nghệ thuật đàm phán chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu cán bộ đàm phán không khéo léo, mềm dẻo thì dễ mất khách, ngược lại nếu cán bộ đàm phán không vững vàng thì lại dễ bị khách hàng ép ký những hợp đồng chứa đựng nhiều điều khoản bất lợi.

Để phòng ngừa rủi ro trong khâu đàm phán cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: thông tin, năng lực, thời gian, đại điểm, chiến lược đàm phán,…cần thực hiện tất cả các bước của quá trình đàm phán: - Chuẩn bị - Tiếp xúc - Đàm phán - Kết thúc đàm phán - Rút kinh nghiệm

3. Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng.

Trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng có thể xuất hiện nhiều rủi ro, với biểu hiện cụ thể : hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên ký hợp đồng, thậm chí có thể không thực hiện được hợp đồng. Những sơ hở này có thể có trong mọi phần, mọi điều kiện, điều khoàn của hợp đồng từ phần mở đầu cho đến ký kết hợp đồng. Vì thế cần phải:

- Chuẩn bị đàm phán và đàm phán thật tốt.

- Ra sức nâng cao thế và lực của doanh nghiệp.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ ngoại ngữ… cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xuất nhập khẩu, cán bộ đàm phán, đặc biệt là kiến thức về hợp đồng ngoại thương.

4. Rủi ro trong quá trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: thanh toán, làm thủ tục xuất nhập khẩu, pương tiện vận tải, bảo

hiểm cho hàng hóa,…Nhưng tập trung nhiều nhất vào các khâu: thanh toán, giao nhận hàng, giám định, mua và đòi bảo hiểm,…Trước những rủi ro này cần phải:

- Soạn thảo, ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh những sơ hở.

- Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học.

- Nằm vững luật lệ, chủ trương, chính sách, quy định của Nhà Nước về xuất nhập khẩu.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ.

5. Các rủi ro khác.

Như : lựa chọ hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định. Do đó doanh nghiệp cần phải:

- Giành quyền chủ động thuê tàu.

- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công..docx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w