Các phương pháp gia công

Một phần của tài liệu ứng dụng vật liệu mới trong không gian vũ trụ (Trang 27)

6.1. Công nghệ quấn

Việc chế tạo các loại vật liệu trong tàu vũ trụ như: thân, vỏ, các chi tiết động cơ… Các nhà sản xuất thường hay hướng đến theo phương pháp quấn. Trong phương pháp quấn, các cốt như sợi, băng sợi, các tấm vải… Sau khi được tẩm qua nền polyme, sẽ được quần lên trục khuân có hình dáng của mặt trong của kết cấu mà chúng ta cần chế tạo. sau khi quấn với những số lần quấn nhất định theo những chiều khác nhau, đạt được độ dày và cấu trúc thiết kế, sản phẩm được trải qua quá trình polyme hóa, rồi làm nguội.

Đến nay có hai phương pháp quấn chủ yếu: quấn khô và quấn ướt.

Phương pháp quấn khô: là phương pháp quấn lên trục khuân những bán thành phẩm dạng băng, vải… những bán thành phẩm này là những cốt sợi, vải đã được tẩm trước sẵn

với vật liệu nền. các loại nhựa nền thường hay sử dụng: epoxy, epoxy – phenol, phenol fomandehit, polyimit…

Phương pháp quấn ướt: khác với quấn khô ở chỗ quá trình tẩm nhựa nền và quấn được diễn ra gần như đồng thời: các cốt sợi được tẩm trực tiếp với nhựa nền trong bể chứa, sau đó được quấn ngay lên trục khuân của máy quấn.

Ngoài còn có phương pháp quấn thứ ba (không rơi vào khái niệm quấn khô và quấn ướt): đầu tiên các cốt sợi được quấn lên trục khuân, sau khi đạt được yêu cầu quấn cốt theo thiết kế, nhựa nền được tẩm với khung cốt trên trục khuân bằng phương pháp phun áp lực. Thông thường phương pháp này được sử dụng khi chế tạo các của cấu trúc vỏ dạng lưới, hoặc các bản vỏ mỏng, sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn so với phương pháp quấn khô hoặc quấn ướt.

6.2. Công nghệ dập, ép

Khuôn dập hoặc khuôn ép bao gồm khuôn ngoài bằng kim loại, chày dập bằng kim loại chày ép bằng vật liệu đàn hồi (cao su, plastic…). Các bán thành phẩm được xếp vào khuôn theo thiết kế trước. Tiếp theo là tiến hành dập hoặc ép với áp lực và nhiệt độ xác định. Bảng sau cho biết các thông số công nghệ dập composite.

Nền composite Nhiệt độ (0C) Áp lực (Mpa) Min/max

Thời gian dưới áp lực

(ph) Độ co (%)

Nhiệt dẻo 120 2/15 5 – 15 1 – 3

Nhiệt rắn 120 – 200 0,3/75 3 – 5 0,2 – 1,2

Elastomer 70 – 200 0,4/25 3 – 60 1 – 2

Trong công nghệ ép nóng composite, sau khi đã kết hợp nền – cốt trong khuôn, chày ép bằng vật liệu đàn hồi sẽ được định vị trong khuôn trên lớp phôi. Do nhiệt độ ép cao (180 – 2000C) làm cho chày và khuân bị dãn nở và tạo ra một áp lực P đủ lớn nén chặt phôi composite. Trong công nghệ này, được dùng chủ yếu để gia công các lớp vải trong bộ quần áo của các phi hành gia và một số chi tiết của tàu vũ trụ không làm việc trực tiếp ở nhiệt độ cao.

Một phần của tài liệu ứng dụng vật liệu mới trong không gian vũ trụ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)