thuốc tại thời điểm 12 tháng sau điều trị bao gồm tải lượng HIV cao lúc khởi trị, có đột biến HIV kháng thuốc lúc khởi trị, tuổi trẻ từ 18 – 25 và mức độ tăng mỗi 50 tế bào CD4 trong quá trình điều trị ARV.
KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả và các phân tích của nghiên cứu, nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tình trạng HIV kháng thuốc, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị sau:
1. Thực hiện thu thập, phân tích và sử dụng kết quả các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc trong việc giám sát công tác điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS.
2. Mở rộng thực hiện quản lý ca bệnh kết hợp giữa cơ sở điều trị với mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng đối với các trường hợp đang điều trị ARV nhằm hạn chế tình trạng không tuân thủ điều trị và bỏ điều trị của bệnh nhân.
3. Thực hiện theo dõi HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV theo thời gian điều trị nhằm xác định xu hướng HIV kháng thuốc và các đột biến HIV kháng thuốc trên quần thể bệnh nhân điều trị ARV.
4. Thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV thường quy trên bệnh nhân đang điều trị ARV nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thất bại điều trị về vi rút học.
5. Thực hiện việc xét nghiệm định gen HIV kháng thuốc trước khi chuyển bệnh nhân sang phác đồ điều trị ARV bậc 2 nhằm hạn chế việc chuyển sang phác đồ bậc 2 không cần thiết.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thanh Long, Bùi Đức Dương, Đoàn Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Vân Trang, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Thị Minh Thu, (2012), Kết quả duy trì điều trị bằng thuốc
ARV và cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại một số cơ sở điều trị HIV/AIDS,
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, Số 6 (133), tr 99-106.
2. Nguyễn Thanh Long, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Vũ Thượng, Trương Thị Xuân Liên, (2013), HIV kháng thuốc trên bệnh nhân người lớn đang điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) phác đồ bậc 1 tại một số cơ sở điều