Phụ nữ chiếm nửa phẩn nhân loại. Do đó việc nghiên cứu về phụ nữ được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ nghiên cứu một vấn đề nhỏ, đó là những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ qua định hướng, đánh giá của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn. Với kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Sinh viên cần phải trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân và không ngừng phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất, nhân cách cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã
- Nhà trường nên phát động nhiều phong trào văn hoá nâng cao nhận thức văn hoá xã hội toàn diện cho sinh viên, đồng thời khích lệ sinh viên phát huy khả năng trí tuệ của mình. Bên cạnh đó định hướng giá trị của sinh viên vào việc hoàn thiện phẩm chất của bản thân.
- Xã hội cần tạo ra tạo ra điều kiện cho tầng lớp tri thức trẻ tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra không ngừng phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Cộng đồng cần phải có cách nhìn đúng đắn về vai trò và vị trí cuả người phụ nữ trong xã hội. Có như vậy mới đem lại sự bình đẳng và công bằng.
- Bản thân người phụ nữ cũng cần phải trân trọng các phẩm chất truyền thống, phát huy những đức tính tốt đẹp, phù hợp với xã hội hiện đại, nhằm xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban tặng cho người phụ nữ Việt Nam, đó là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học văn hoá- Mai Văn Hai,Mai Kiệm- NXB Khoa học xã hội- Hà Nội,2003.
2. Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam-NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2001.
4. Xã hội học về giớivà phát triển- Lê Ngọc Hùng- Nguyễn Thị Mĩ Lộc- NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000.
5. Từ điển Xã hội học- Nguyễn Khắc Việt-NXB Thế giới 1994.
6. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học- Phạm Văn Quyết- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
7. Định hướng giá trị của sinh viên- con em cán bộ khoa học- Vũ Hào Quang- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
8. Giá trị- Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị- PGS PTS Nguyễn Quang Uẩn, PGS PTS Nguyễn Thạc, PGS PTS Mạc văn Trang- Hà Nội 1995.
9. Từ điển Tiếng Việt- Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm- NXB Thanh Hoá 1998.
10. 50 từ then chốt của Xã hội học- Jean Golfin ( Hiền Phong dịch, Thanh Lê giới thiệu).
11. Những vấn đề Xã hội học- Thanh Lê- NXB Thanh niên- Hà Nội 2002. 12. Từ điển Xã hội học- G. Endruweit và G.Trommsdorff-NXB Thế Giới 2001
13. Xã hội học- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001
14. Gia đình Việt Namvà người phụ nữ trong gia đình thời kì CNH- HĐH đất nước- Đỗ Thị Bình ( chủ biên ).