Những quan điểm chính về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (Trang 47)

- Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh

3.3.Những quan điểm chính về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn

nông thôn

Một là, “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”*.

Hai là, “ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát triển nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường đẻ sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm bớt thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”*.

Ba là, “Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn”*.

Bốn là, “Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục”.

Năm là, “Kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia”*.

Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng XHCN.

*

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (Trang 47)