Đặc điểm chung của các mô hình sản xuất nông hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Trang 49)

/ Khái niệm vê nông liộ

3.1.Đặc điểm chung của các mô hình sản xuất nông hộ

3 .1 .1 . T in h h ìn h sử d ụ n g đ ấ t c ủ a c á c m ô h ìn h

Trong cụm xã nghiên cứu, diện tích đất tự nhiên của xã Cúc Phương lớn nhất với 123734 ha, xã Kỳ Phú 56982 ha và xã Yên Quang là 10802 ha. Tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng hàng nãm của xã Kỳ Phú lớn nhất với 1697ha chiếm 2,9% tổng diện tích đất tự nhiên, xã Yên Quang có diện tích đất gieo trồng hàng năm là 1329ha, xã Cúc Phương là 830ha.

Bảng 3.1. Bình quân diện tích đất gieo trồng hàng năm/ người của cụm xã nghiên cứu năm 2005

Chỉ tiêu Diện tích đất canh tác (ha) Dân số trung bình (người) Bình quân đất canh tác/người (ha/người) Quy đổi I (m2/người) Yên Quang 1329 6153 0.21 210 Kỳ Phú 1697 5074 0.33 330 Cúc Phương 830 2665 0.31 310

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nho Quan)

Như vậy, diện tích đất canh tác của cụm xã nghiên cứu rất thấp, chiếm tý lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của các xã. Diện tích đất còn lại của cụm xã một phần thuộc Vườn Quốc gia và một phần là diện tích núi đá vôi không khai thác được. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, chưa đạt được 1 sào Bắc Bộ/người (trung binh 283m2/người), gây cản trớ khá năng phát triển nông nghiệp có quy mô lớn.

Mục đích sử dụng đất chủ yếu dành cho sản xuất nông nghiệp gồm: ruộng, chuồng, vườn, ao. Do điều kiện đất đai vài hệ thống thuý lợi chưa hoàn chỉnh nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của các hộ vẫn còn phụ thuộc chú yếu vào đạc điểm tự nhiên của thửa ruộng.

3 .1 .2 . T ìn h h ìn h s ử d ụ n g la o đ ộ n g c ủ a c á c m ô h ìn h s ả n x u ấ t

Nhìn chung, trình độ lao động của các xã nghiên cứu thấp, đa số tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất lớn (trên 92% trong tổng số người ở độ tuổi lao động), riêng xã Kỳ Phú lao động trong nông nghiệp là 100% số người ở độ tuổi lao động. Trong hoạt động sản xuất của mình, các hộ nông dân đều huy động tối đa số người trong độ tuổi lao động của gia đình vào sản xuất nồng nghiệp.

3 .1 .3 . H iệ n tr ạ n g s ả n x u ấ t c ủ a c á c m ô h ìn h

- Trồng trọt:

Cây lúa là cây trồng chính của cụm xã nghiên cứu, mặc dù năng suất lúa không cao (từ 1 - 1 , 2 tạ/ sào), thu nhập từ trồng lúa không không đáng kê nhưng trổng lúa có thể đảm bảo một phần lương thực cho các hộ nông dân. Do đặc điểm địa hình, đất đai của mỗi xã khác nhau nên cây trồng chủ đạo cho thu nhập cao cũng khác nhau.

Đối với xã Yên Quang, trong 5 nãm gần đây cây khoai sọ đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập từ nông nghiệp của người dân và được trồng vào vụ đông. Hầu hết các hộ trong xã đều trồng khoai sọ, tỷ lệ nông hộ trổng khoai sọ trong các thôn được thống kê các phiếu điều tra và được thể hiện qua báng 3.2

Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ trồng khoai sọ xã Yên Quang năm 2005

Thôn Số hộ trồng/tổng sô' hộ của thôn Tỷ lệ (%)

Yên Bình 32/37 86,5 Yên Mỹ 35/43 31,4 Yên Minh 31/35 88,6 Yên Ninh 46/50 82 Yên Phú 36/39 81 Yên Sơn 30/36 83,3 Yên Thái 24/26 82,3 Yên Thịnh 33/41 80,5 Yên Thủy 7/21 33,3

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)

Thôn Yên Minh và Yên Bình là những thôn có số hộ trồng khoai sọ nhiều nhất do khu vực này đất phù hợp với cây khoai sọ và họ đã thấy được lợi nhuận thu được từ cây khoai sọ với trung bình đạt từ 3,5 - 4 tạ/sào với giá bán dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

So với một số loại cây trồng khác thì hiệu quả từ trồng cây khoai sọ tại Yên Quang được đánh giá rất cao và đang được nhân rộng.

Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại cây trống xã Yên Quang Loại cây Thời gian

trồng

Năng suất trung bình (kg/sào) Thu nhập (1000đ/sào) Chi phí (1000đ/sào) Tích luỹ (1000đ/sào) Lúa 4 tháng 150 375 175 200 Ngô 3 tháng 100 250 70 180 I Lạc 5 tháng 70 490 100 390 _ I Khoai sọ 6 tháng 400 1 360 550 810 Cà chua 3 tháng 1000 600 160 440 Hành 3 tháng 300 800 380 420

Hiện tại chính quyền địa phương đang tiến hành lập thương hiệu cho cây khoai sọ. Lợi ích của việc lập thương hiệu: sẽ đem lại thị trường ốn định, sẽ không còn hiện tượng người sản xuất bị ép giá khi vào chính vụ (giá 1 kg khoai trung bình là 4600đ nhưng khi vào chính vụ chỉ còn khoảng 4000đ/kg).

Cây cà chua là cây đang được trồng thử nghiệm nhưng nhu cầu sinh thái của cà chua đòi hỏi phải trồng ở địa hình dễ thoát nước mà ruộng ớ đây rất dẻ ngập nước. Ngoài ra cà chua rất dễ bị sâu bệnh, đòi hỏi phải thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật (1 tuần phun 1 lần). Những năm khí hậu thay đối cà chua thường thất thu nên hiệu quả kinh tế thấp rất khó triển khai trộng rộng rãi.

Bên cạnh đó, một số hộ ở Yên Quang đã tiến hành trồng thử nghiệm ớt Hồng Quang, dưa chuột bao tử, ngô ngọt nhưng chi phí cho giống, công chăm sóc tương đối cao, phải đầu tư dài hạn nên chỉ những hộ có điều kiện kinh tế mới có khả năng triển khai.

Ngoài cây lúa, ngô là cây lương thực thích hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân xã Kỳ Phú, xã Cúc Phương và mang lại nguồn thu đáng kể. Bên cạnh đó, ngô một năm lại có thê’ trồng đươc 2 vụ nên làm cho thời gian quay vòng vốn để tái sản xuất khá nhanh nên ngô đang được trồng trên diện rộng chủ yếu được trồng ở các khu đồi thấp, các chân sườn, các ruộng cao. Hiện nay sản lượng ngô trong khu vực không chỉ đu phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của địa phương mà nó đó trở thành sản phám mang tính hàng hóa đem lại thu nhập cho người dân địa phương.

sắn cũng là một trong sô các cây trồng được trồng trên nguồn đất đồi bỏ hoang, những khu đất xấu, trồng xen với các cây trong vườn nhà, sắn được trồng chủ yếu lấy lá, củ phục vụ chăn nuôi trong gia đình.

Cây mía, dứa được trồng phổ biến và trên diện rộng tại xã Kỳ Phú và Cúc Phương với quy mô diện tích ngày một tăng dần. Do mía là cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm, thời kỳ cần nước cho cây là mùa mưa của khu vực, còn khi khu vực hcuyển sang mùa khô thì trùng với thời kỳ tích mật của cây nên chất lượng mía ở đây rất tốt. Hơn nữa, trồng mía và dứa đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc nhưng lợi nhuận cao (bình quân 5 triệu/ha), sản phẩm được nhà máy đường Thanh Hóa và nhà máy chế biến hoa quả của nông trường Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình) bao tiêu sản phẩm.

Bảng 3.4 Biến động diện tích mía của xã Kỳ Phú - C ú c phương (dơn vị: ha) Năm Xã 1999 2001 2002 2003 2004 2005 I Kỳ Phú 51,5 54 180 375 390 396 Cúc Phương 10,8 5,4 65 101 121 126

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nho Quan)

Diện tích trồng mía tãng mạnh bắt đầu từ nãm 2002 với diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 3 - 4ha trồng mía, cá biệt có hộ có khoảng lOha có thế thu lãi từ trổng mía khoảng 50 triệu đồng/nãm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cliăn nuôi:

Cũng như nhiều địa phương khác, lợn là vật nuôi chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành chãn nuôi ở địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này thứ nhất là do truyền thống sản xuất của người dân, ngoài ra còn do nguồn thức ãn sẵn có và nguồn vốn đầu tư không cao phù hợp với kinh tế hộ gia đình. Ngoài lợn, gia cầm thì cụm xã nghiên cứu phát triển mạnh chãn nuôi đại gia súc: trâu, bò. Trâu bò được nuôi nhiều tại Kỳ Phú, thậm chí có gia đình lập trang trại nuôi bò với sỏ' lượng 40 - 50 con, trung bình mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 5 - 7 con bò. Bôn cạnh đó nhiều hộ dân của Cúc Phương tham gia nuôi các con có giá trị kinh tế cao như dê, hươu, nhím...

3.1.4. N h u cầu s ử dụng vốn

Vốn là một nhân tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất. Ngoài việc sử dụng vốn được tích lũy trong một thời gian dài của các hộ gia đình cho sản xuất thì người dân của khhu vực cụm xã nghiên cứu rất cần một lượng vốn tương đối lớn để kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên số vốn được vay tại các ngân hàng địa phương dành cho nông dân không cao chỉ dao động từ 5 - 10 triệu đồng/hộ, thời gian cho vay ngắn hạn, điểu này gây bất lợi cho sản xuất bởi với số vốn ít như vậy người dân không đầu tư được nhiều chỉ đủ mua 1 - 2 con bò, 2 -3 con lợn giống..., thời gian hoàn trả vốn ngân hàng nhanh nên thu nhập chỉ đủ trang trái sinh hoạt hàng ngày của người dân và trả lãi ngân hàng chứ chưa giúp người dân thoát nghèo.

Tuy nhiên rất nhiều hộ sau khi được vay vốn ngân hàng lại không đầu tư vào sản xuất mà sử dụng đồng vốn vay để sắm sửa tiện nghi trong gia đình gây tâm lý e ngại của ngân hàng khi cho người dân vay để sản xuất. Chính vì vậy, ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, ngân hàng thì tầm văn hóa, tri thức của người nông dân ở cụm xã phải được nâng cao đế sứ dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, sớm cải thiện đời sống.

3.1.5. T hị trường

Hiện nay các sản phẩm nông sản trong vực chưa có thị trường thu mua cụ thể mà chỉ được trao đổi lẻ tẻ trong xã hoặc các xã lân cận: Một số sán phám do khối lượng sản phẩm không đủ lớn như ngô, sắn, gạo, lạc chưa khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa: Tuy nhiên cũng có những cây công nghiệp như mía, dứa cũng đã có những nhà máy thu mua nhưng do độc quyền của nhà máy nên thị trường không có tính cạnh tranh: Giá cả thu mua thường phụ thuộc vào nhà máy:

Còn các sản phẩm chãn nuôi chủ yếu bán cho tư nhân, chưa có thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn. Nói chung chưa có một đầu ra cụ thể cho các sán phẩm nông sản trong khu vực nên chưa tạo ra một nền sản xuất có qui mô lớn:

3.2. Các kiểu mô hình sản xuất nông hộ trên cụm xã nghiên cứu

Cụm xã Yên Quang - Kỳ Phú - Cúc Phương là khu vực có sự phân hoá địa hình rõ nét, mỗi xã có điều kiện địa hình, đất đai khác nhau, đicu này tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng cây và con cùa khu vực. Hoạt động sán xuát ở đây vẫn chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Các hình thức sán xuất khác như kinh

doanh, du lịch, nghề thủ công nghiệp còn chưa phát triển. Ngoài ra đã có thâm canh tăng vụ, xen với các cây trồng khác như hoa màu và rau, củ vụ đông.

Phân tích 496 phiếu điều tra kinh tế hộ của cụm xã nghiên cứu cho thây, hợp phẩn của mô hình sản xuất kinh tê hộ ở đây gồm: R (ruộng), V (vườn), c (chuồng), A (ao), N (nương), DV (dịch vụ), K (nguồn thu nhập từ các công việc khác như lương, làm thuê...) với 10 mô hình sản xuất điển hình.

Bảng 3.5. Phân kiểu mô hình sản xuất kinh tế hộ cụm xã Yên Quang - Kỳ Phú - C ú c Phương

Kiểu Mô hình SỐ hộ Tỷ lệ (%) 1 R - V - N - C 22 4,6 2 R - V - N - C - K 24 4,9 3 V - N - C 3 0,06 4 V - N - C - K 10 2,0 5 R - V - C 154 31,1 6 R - V - C - K 245 49,4 7 R - V - K 25 5,1 8 R - V - N - C - A 2 0,04 9 DV 5 1,3 10 C - K 6 1,5 I Tổng 496 100

(Nguồn: Phân tích phiếu điều tra)

Kết quả điểu tra và phân tích cho thấy mô hình R - V - c và mô hình R -

V - c - K là phổ biến nhất. Qua đó ta cũng thấy được các kiểu mô hình kinh tế

này chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chứng tỏ trình độ khoa học còn thấp, vẫn chủ yếu là các mô hình thuần nông và nguồn thu nhập chính cúa người dân trong cụm xã là từ các hợp phần R, V, c.

Hợp phđn chuồng (C) xuất hiện ở hầu hết các mô hình (8/10 mô hình) và đây là hợp phần không thể thiếu trong các mô hình bởi nguyên liệu cho chăn nuôi được tận dụng từ các sản phẩm nông lâm sản sẵn có, các chất thừa trong

sinh hoạt. Ngoài ra chăn nuôi còn cung cấp thực phẩm cho con người như gà, vịt..., đem lại nguồn thu nhập hàng năm đáng kể như lợn, trâu, bò, các loại vật nuôi đặc sản và cung cấp phân bón cho sản xuất nồng nghiệp.

Khu vực nghiên cứu có cơ cấu chăn nuôi đa dạng, đa sô' là theo hình thái kinh tế hệ gia đinh. Theo điều tra nuôi lợn nái có lãi cao hơn so với lợn thịt giống thường: mỗi con lợn nái cho 2 lứa lợn/1 năm. Mỗi lứa trung bình 10 con, nuôi trong 2 tháng xuất chuồng khoảng 1 tạ, thu được khoảng 1,5 triệu. Sau khi trừ chi phí mỗi lứa lãi khoảng 6 đến 800 nghìn đồng/lứa; Đối với lợn thịt tính trung bình mỗi con nuôi trong 3 tháng chỉ lãi 100 nghìn đồng/con.

Một số hộ của xã Yên Quang nuôi lợn siêu nạc cho hiệu quả đặc biệt cao: sau khi trừ chi phí lãi 510.000đ/con. Tuy nhiên, giống lợn này đòi hòi người nuôi phải nắm được kĩ thuật nuôi, đồng thời phải có vốn lớn. Hiện nay Yên Quang đã có 4 trang trại nuôi lợn giống và lợn siêu nạc với nguồn thu nhập ốn định từ

100 - 150 triệu đồng/năm.

Trâu, bò là những vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, không mất nhiều công chăm sóc và tiền thức ăn vì nguồn thức ãn chính của chúng là cỏ, ngoài ra còn có thể cho ăn thêm cám giúp tăng nhanh trọng lượng. Do lợi thế vùng đồi núi trâu bò hiện đang được lãnh đạo các địa phương khuyến khích phát triến đặc biệt ớ xã Kỳ Phú - nơi có diện tích trồng cỏ lớn và có địa điểm chăn thả tốt. Tại các hộ gia đình, các giống bò lai SIND cũng đã được du nhập cho sản lượng cao, và tăng trưởng nhanh.

Ngoài trâu, bò, các vật nuôi đặc sản được nuôi nhiều tại xã Cúc Phương như; hươu, nhím, ong, dê, lợn Mường, cung cấp cho các nhà hàng đặc sản tại các trung tâm du lịch và thành phố lớn. Các vật nuôi đặc sản cần nhiều vốn đầu tư ban đầu, nhiều công chăm sóc và am hiểu kỹ thuật nuôi nên chỉ có sô' ít hộ ớ Cúc Phương và Kỳ Phú có khả năng nuôi nên giá trị thu nhập rất cao, nguồn cung không đủ cầu cho thị trường.

Ruộng (R) là hợp phần chiếm tỷ lệ lớn trong mô hình kinh tế của các hộ gia đình, chiếm diện tích lớn và trải rộng trên địa bàn các xã. Phần lớn diện tích trồng lúa 1 vụ, còn lại 1 vụ màu duy nhất chỉ có Yên Quang đất canh tác được 3 vụ trong năm với hệ số quay vòng đất đạt 2,8 và thu nhập cao nhất từ trổng màu vụ đông (cây khoai sọ). Các giống lúa được trồng chủ yếu là Khang Dân. ái Hoàn Thành, Bấc Hương. Chi phí giống trung bình cho 1 ha khoáng 30.000 - 35.000đ (25 - 27 kg/ giống/ha), chi phí cho phân bón trung bình khoáng

750.000đ/l ha (khoảng 250 kg Lân, 50kg Đạm, lOkg Kali). Loại thuốc báo vệ thực vật thường được sử dụng là: Vonfatoc trung bình 3 lọ/ha (10.000Đ/ lọ). Tống chi phí cho 1 ha lúa (chưa kể công làm đất, công lao động) khoảng 800.000Đ. Năng suất lúa thu được vụ chiêm 5,0 - 5,5 tấn/ha, vụ mùa 3,6 - 5,0 tấn/ha, theo đó thu nhập đạt khoảng 7 - 1 0 triệu đồng/ha/6 tháng. Tính ra mức thu nhập bình quân từ 1 ha lúa trong 1 tháng khoảng 1,1 - 1,7 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy nhưng bình quân mỗi hộ chỉ có khoảng 3 - 6 sào lúa/hộ cộng với số người trong

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Trang 49)