Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền (Trang 28)

động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước

Dưới góc độ của Luật Cạnh tranh, việc hình thành doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường không bị cấm cũng như những quy định pháp lý dẫn tới hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền là hoàn toàn phù hợp. Vấn đề quan trọng là khi hình thành vị trí đó, doanh nghiệp có lạm dụng hay không và cơ chế kiểm soát hành vi, hoạt động cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thị trường cũng như sự phối hợp hoạt động kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước như thế nào mới là điều đáng lưu tâm”.

Như vậy, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh, kiểm soát các họat động của các doanh nghiệp độc quyền.

Theo quy định tại Điều 15 luật cạnh tranh năm 2004 thì việc nhà nước kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích bao gồm những biện pháp sau:

- Quyết định giá mua bán hàng hoá thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước Theo quy định tại điều 21 pháp lệnh giá năm 2002 thì:

Điều 21. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

quản lý nhà nước về giá

Trong việc kiểm soát giá độc quyền, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá quyết định;

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán trước khi liên kết độc quyền về giá. Trường hợp cần phải điều chỉnh giá bán, giá mua thì tổ chức, cá nhân phải lập phương án giải trình cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá xem xét, quyết định;

3. Quyết định giá đúng thời hạn quy định trên cơ sở phương án giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá cho phù hợp;

4. Xử lý vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Giá là một trong những công cụ hiệu quả để nhà nước kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền. Một khi nhà nước nắm quyền kiểm soát, quyết định giá mua, bán đối với các hàng hoá, dịch vụ thì các doanh nghiệp sẽ không có cơ hội áp đặt giá mua, bán hàng hoá gây bất lợi cho khách hàng.

→ Nói nhà nước định giá không có nghĩa là nhà nước định sai giá, thấp hơn so với giá thị trường mà nhà nước phải định sát với giá thị trường. Chỉ có nhà nước mới là người đại diện quyền lợi một cách hợp pháp, một cách chính đáng nhất quyền lợi của các bên: nhà nước - người tiêu dùng và doanh nghiệp. Còn đã để doanh nghiệp độc quyền định giá thì không bao giờ họ chia sẻ lợi ích mà luôn định giá cao để có lợi nhuận tối đa.

- Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước

Là doanh nghiệp duy nhất tồn tại trên thị trường liên quan, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phân phối hàng hoá, dịch vụ theo mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến nhu cầu của khách hàng. Do đó sẽ có hiện tượng có cầu mà không có cung hoặc cung không đáp ứng đủ cầu là điều tất yếu.

Vì vậy việc nhà nước nắm quyền kiểm soát số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ sẽ tạo nên một cơ chế hợp lí trong việc điều tiết, phân phối hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần ổn định xã hội.

- Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc theo phí do nhà nước quy định.

Để các doanh nghiệp độc quyền hoạt động một cách tốt nhất theo khuôn khổ quy định của pháp luật, tránh xảy ra tình trạng " chây ì" trong các hoạt động thì Nhà nước đưa ra những kế hoạch, những dự án cụ thể theo kiểu " khoán việc" cho các doanh nghiệp để hoạt động.

Cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi , khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP), doanh

nghiệp vi phạm quy định về lạm dụng vị trí độc quyền có thể phải chịu một trong các hình thức xử lý vi phạm sau:

Phạt tiền với mức phạt tối đa 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Phạt bổ sung: như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm...

Các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan, buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở, buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng, buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng, buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.

Mức phạt, các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP.

C KẾT LUẬN

Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể thấy, hiện nay ở Việt Nam chủ yếu tồn tại độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước giao phó và tạo điều kiện chiếm giữ vị trí này.Có thể nói, độc quyền của Nhà nước là sự cần thiết cho việc điều tiết nền kinh tế, bản thân độc quyền không có tội mà có chăng vấn đề là độc quyền được hình thành bằng cách thức nào và nhà độc quyền có lạm dụng vị thế này để hạn chế hay thủ tiêu cạnh tranh trong thị trường hay không?

Điều này đòi hỏi vai trò của luật cạnh tranh rất lớn. Luật cạnh tranh là công cụ pháp lí chủ yếu để nhà nước quản lí nền kinh tế thị trường, đồng thời đã tạo nên một môi trường pháp lí hiệu quả cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động, đảm bảo tính công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy hoàn thiện các cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp độc quyền là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w