Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

1. Số lượng và quy mô các dự án xây dựng công nghiệp được thẩm định

Do nhu cầu xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, sửa chữa cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nên các dự án xây dựng công nghiệp vay vốn tại ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 6: Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Số dự án xây dựng công nghiệp được thẩm định 4 3 6 7 Số dự án xây dựng công nghiệp được chấp nhận 4 3 5 5 Tỷ lệ các dự án được chấp nhận 100% 100% 83,33% 71,43%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Hai Bà Trưng)

Số lượng các dự án xây dựng công nghiệp tuy chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 13% tổng số dự án vay vốn tại ngân hàng), nhưng do mức vốn đầu tư của các dự án này lớn nên tỷ lệ vốn cho vay đối với các dự án này vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 36%). Điều này nói lên vai trò đặc biệt quan trọng của công tác thẩm định dự án trước khi chấp nhận cho vay.

Tỷ lệ các dự án được chấp nhận vay vốn giảm. Việc từ chối cho vay ở một số dự án là do các nguyên nhân như: hồ sơ vay vốn không đầy đủ và không bổ sung hoặc bổ sung không đủ theo yêu cầu; do lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác không tốt; do dự án không khả thi, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không đáp ứng được yêu cầu; tài sản đảm bảo không đủ yêu cầu, rủi ro lớn cho ngân hàng… Điều này cho thấy chất lượng của công tác thẩm định đang ngày càng được coi trọng, không còn tình trạng cho vay tràn lan, thực hiện đúng trọng tâm đẩy mạnh cho vay, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra.

2. Đặc điểm của các dự án xây dựng công nghiệp

Dự án đầu tư xây dựng là dự án có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

Các dự án xây dựng có lĩnh vực đầu tư rất đa dạng, gồm: công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật; cùng với nhiều hình thức đầu tư như: đầu tư mới, đầu tư cải tạo, sửa chữa, đầu tư mở rộng….

Các dự án xây dựng công nghiệp có rất nhiều các đặc điểm khác nhau, vừa mang đặc điểm của các dự án xây dựng, lại vừa mang đặc điểm của các dự án công nghiệp. Trên góc độ thẩm định dự án, các dự án xây dựng công nghiệp có các đặc điểm:

Dự án xây dựng công nghiệp sau khi hoàn thành sẽ tạo ra các công trình, sẽ phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đặc biệt chú ý tới khía cạnh pháp lý của dự án: quyết định đầu tư, cho phép đầu tư; thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt; quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án; giấy phép xây dựng...

Dự án xây dựng công nghiệp thường đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu của quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụng sau này: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị…

Về cơ bản, một dự án xây dựng công nghiệp khác so với các dự án xây dựng khác ở chỗ: dự án xây dựng công nghiệp đòi hỏi chuyên môn về quy trình công nghệ, về cơ khí, tự động hóa, an toàn ở mức độ cao.

Khi đi vào vận hành, khai thác, các dự án xây dựng công nghiệp thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường như: chất thải, tiếng ồn... Những ảnh hưởng này của dự án đến môi trường có thể làm cho dự án không được thực hiện hoặc thực hiện không như dự kiến, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Thời gian xây dựng, hoàn thiện, vận hành khai thác dự án xây dựng công nghiệp thường kéo dài. Hơn nữa, quy mô vốn cho hoạt động của dự án lớn, nên mức độ rủi ro của các dự án xây dựng công nghiệp thường cao.

Các dự án xây dựng công nghiệp thường là các dự án trung và dài hạn, có thời gian hoàn vốn dài, giá trị khoản vay lớn, nên lãi suất cho vay đối với các dự án này thường cao.

Do các dự án xây dựng công nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên việc xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất, tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp3.1. Vai trò của công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp 3.1. Vai trò của công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp

Xuất phát từ đặc điểm và quy mô, số lượng của các dự án xây dựng công nghiệp vay vốn tại ngân hàng mà công tác thẩm định dự án xây dựng công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng.

Hoạt động cho vay đầu tư đối với các dự án xây dựng công nghiệp tại ngân hàng thường là cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, các dự án này thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Do đó, việc cho vay đối với các dự án xây dựng công nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay là rất cần thiết.

Thẩm định dự án trước khi cho vay nhằm đảm bảo mức độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Kết quả thẩm định làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro; làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.

3.2. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp

Xuất phát từ đặc điểm dự án xây dựng công nghiệp và vai trò của công tác thẩm định dự án trước khi cho vay, yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp:

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải tuân thủ đúng quy trình thẩm định, sử dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định: phương pháp thẩm

định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp quán triệt rủi ro.

Việc thẩm định phải được thực hiện đầy đủ và toàn diện trên nhiều nội dung: thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định các tài sản đảm bảo; nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định được tiến hành một cách khách quan, toàn diện.

Sản phẩm của các dự án xây dựng công nghiệp thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải nắm vững chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, nắm vững các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước.

Các dự án xây dựng công nghiệp thường có khối lượng vốn lớn, chi phí đầu vào có nhiều biến động, điều này đòi hỏi khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần chú ý xem xét tổng mức vốn đầu tư, chi phí cho từng hạng mục công trình, máy móc, thiết bị của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án xây dựng công nghiệp thường đòi hỏi chuyên môn về quy trình công nghệ, về cơ khí, tự động hóa, an toàn ở mức độ cao. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định phải chú ý tập trung xem xét sự phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn, các giải pháp kiến trúc, kết cấu sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu sản xuất, kinh doanh của dự án.

Trên góc độ ngân hàng, kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay hoặc tài trợ cho dự án. Do đó, công tác thẩm định phải đưa ra được kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc cho vay hoặc từ chối cho vay.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)