NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 1 NHẬN XÉT:

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa ứng xử sư phạm trong nhà trường trung học phổ thông (Trang 32)

2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI KHÓ KHĂN, THẤT BẠI TRONG ỨNG XỬ SƯ PHẠM:

NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 1 NHẬN XÉT:

1. NHẬN XÉT:

Trải qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội nước ta đã có những thay đổi to lớn. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được ban hành đến nay đã hơn 10 năm, tạo ra bước phát triển mới của nền văn hóa đất nước. Nhận thức về văn hóa của các cấp ủy, chính quyền cùng quần chúng nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Điều kiện tinh thần và vật chất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng tốt hơn. Chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và góp phần quảng bá văn hóa dân tộc với các nước khác… Tất cả những thành tựu đó, đối tuonwjg được hưởng thụ nhiều nhất, cần dành sự quan tâm nhiều nhất là học sinh sinh viên.

Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với học đường, xây đường, xây dựng môi trường văn hóa là một trong những vấn đề được quan tâm, một mặt để học sinh có nhiều cơ hội thể hện năng lực, sở trường; mặt khác, để tạo sân chơi cho học sinh bằng những hoạt động văn hóa văn nghệ, giáo dục con người theo hướng chân, thiện, mỹ, nhiều cấp ủy, lãnh đạo, đoàn- đội nhà trường chú trọng việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhân ngày lễ, kỷ niệm như: Ngày học sinh, sinh viên (9/1), Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3)…

Nhiều trường được đầu tư xây dựng cảnh quan mô trường khang trang, sạch đẹp, có hệ thống thiết chết văn hóa cơ bản (Hội trường, Nhà văn hóa, Nhà thi đấu đa năng, Thư viện, Phòng thí nghiệm…) tạo điều kiện cho học sinh có môi trường tốt cho việc học tập, nghiên cứu và hưởng thụ văn hóa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đứng trước nhiều vấn đề bức xúc bởi những tiêu cực trong giáo dục như bệnh thành tích, xin điểm, chạy điểm… Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để xây dựng văn hóa học đường một cách có hiệu quả, nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển lành

2. KIẾN NGHỊ:

Để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía, gia đình cùng với nhà trường và xã hội. Trong đó, ông đề nghị chúng ta cần sớm tổ chức nghiên cứu, đánh giá một cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa ứng xử cho HS-SV. Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học đường, cũng như tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghiên cứu xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Để thực hiện điều này ngành giáo dục cần sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà ở đó người thầy vừa truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho trò “bài học làm người”.

Đồng thời, để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. Môi trường lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn.

Nhà trường là một môi trường sư phạm, việc ứng xử của từng con người trong môi trường đó cũng phải hết sức mô phạm. Nếu cả thầy lẫn trò đều làm được như vậy thì chắc chắn nhà trường đó phát triển vững mạnh và xây dựng được cho mình những nét đẹp văn hóa trong nhà trường.

KẾT LUẬN

Những bài học đầu tiên cho người cắp sách tới trường là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Con người ta, muốn trở thành hiền tài, trước hết phải học cái

lễ, học cách đối nhân xử thế, ứng xử sao cho có đạo lý trong các mối quan hệ

xã hội: gia đình, thầy trò, bạn bè... Tài và Đức luôn song hành với nhau.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều công lao trong việc đào tạo ra những lớp trẻ là đội ngũ tri thức vững mạnh, chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trên bước đường đi tìm mô hình mới cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, nhất là sự mất định hướng và sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận những người thực hiện công tác giáo dục. Đạo thầy- trò, một trong những đạo quan trọng nhất đã bị lung lay, một phần do tác động của nền kinh tế thị trường…

Muốn khôi phục lại kỷ cương, trật tự ở nơi học đường tôn nghiêm, cao quý, muốn chất lượng đào tạo được nâng cao, chúng ta cần phải chung tay xây dựng một nền văn hóa học đường lành mạnh, trong sáng. Và đó chính là sự hy sinh cao cả của người thầy, sự tự giác phấn đấu của học sinh, sinh viên, cũng như sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo tận tình của các cấp lãnh đạo. Chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng nền văn hóa học đường lành mạnh, trong sáng, góp phần cho sự phát triển, đi lên của đất nước.

PHỤ LỤC:

VIẾT TẮT

THPT : Trung học Phổ thông ƯXSP: Ứng xử sư phạm

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (viết tắt của cụm từ Offical Development Assistance)

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa ứng xử sư phạm trong nhà trường trung học phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w