Kết luận và giải pháp 1 Kết luận

Một phần của tài liệu dân số và y tế - môn xã hội học dân số (Trang 40)

k) Dự án kết hợp quâ n dân y

7.2.3.Kết luận và giải pháp 1 Kết luận

7.2.3.1. Kết luận

Giữa dân số và y tế tồn tại mối liên hệ hai chiều. Dân số ngày càng tăng đã tạo áp lực đối với ngành kinh tế. Gia tăng dân số gây nên nguy cơ mắc bệnh, tử vong của mẹ và trẻ em. Gia tăng dân số tạo sức ép đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ngoài ra, gia tăng dân số là gia tăng tỉ tệ nạn xã hội như nghiện hút, HIV/AIDS do thất nghiệp. Gia tăng dân số là gia tăng mức độ khó khăn đối với ngành y tế như thiếu thuốc, thiếu cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân viên y tế. Chất lượng dân số thấp ( trình độ học vấn, thể lực, tinh thần ) là trở ngại lớn đối với ngành y tế. Trong khi đó, thực trạng hệ thống y tế hiện nay ngày càng cải thiện đã có những tác động tích cực đến dân số như làm giảm mức sinh, mức chết ở bà mẹ và trẻ em. Những cố gắng của ngành y tế làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Công tác y tế tốt đã nâng cao tuổi thọ trung bình. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và phụ nữ được cải thiện. Những vấn đề tồn tại của ngành y tế như thiếu giường bệnh, thiếu đội ngũ nhân viên y tế có chất lượng hoặc phân bố lượng y tá, bác sĩ giữa các vùng miền chưa hợp lý.

Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do vậy, cần đẩy mạnh việc đầu tư sản xuất và cung ứng các trang thiết bị y tế cho các tuyến y tế cho toàn ngành. Những phấn đấu của ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục triển khai thực hiện chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tăng cường hoàn chỉnh mạng lưới quản lý trang thiết bị y tế, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2005 đáp ứng 40% và đến năm 2010 đáp ứng 60% nhu cầu sử dụng thiết bị y tế thiết yếu thông dụng trong toàn ngành.

Mặc dù vậy, công nghiệp dược Việt Nam vẫn còn nhỏ bé trước nhu cầu về thuốc ngày càng cao của nhân dân, trong bối cảnh nước ta là một nước có dân số xếp hạng cao trên thế giới, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và có thu nhập quốc dân trên đầu người vào loại thấp. Mục tiêu của chiến lược phát triển ngành dược do thủ tướng chính phủ ban hành năm 2002 là đến năm 2010 sản xuất dược trong nước phải đảm bảo cung ứng 60% nhu cầu tiêu dùng thuốc với mức bình quân 10- 12 USD/ người/ năm và thuốc phải có chất lượng tốt với giá cả chấp nhận được. Đây không chỉ là nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn cho công nghiệp dược mà cũng là một vấn đề có y nghĩa quốc gia. Có thể nói, tình trạng gia tăng dân số và sức ép về thu nhập trên đầu người của dân số Việt Nam hiện nay cũng gây những tác động không nhỏ đến tình hình y tế hiện nay.

Một phần của tài liệu dân số và y tế - môn xã hội học dân số (Trang 40)