Bảng 3.9: Biến chứng của nội soi chẩn đoán và điều trị
STT Biến chứng của NS chẩn đoán và điều trị
n Tỷ lệ %
1 Chợt niêm mạc chảy máu 1 2,08 2 Không có biến chứng 47 97,92
97,92% 2,08%
Có b/c Không có b/c
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ biến chứng của nội soi ống mềm
Nhận xét:
- Kết quả điều trị khụng có biến chứng 47/48 trường hợp chiếm tỷ lệ rất cao 97,92%
- Gặp 1 biến chứng chợt niêm mạc chảy máu chiếm tỷ lệ 2.08% - Ngoài ra không gặp các biến chứng khác.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG4.1.1. Đặc điểm về tuổi 4.1.1. Đặc điểm về tuổi
- DVTQ có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, trong đó lứa tuổi từ 15 – 25 và 45 – 60 gặp nhiều hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp tuổi nhỏ nhất là 2 tuổi, cao nhất là 78 tuổi.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ em chiếm tỷ lệ 4,16%. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu của các tác giả khỏc: Vừ Thanh Quang (1987 ) 30,46%; Trịnh Thị Lạp (1994 ) 20,9%; Vũ Trung Kiên (1997 ) 23,4%; Lưu Vân Anh (2002) 27,1%.
- Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị DVTQ cao do sở thích đưa đồ chơi hay bất kỳ vật gì trong tầm tay lên miệng ngậm. Vì vậy cần phải luôn có người trông coi trẻ, giữ trẻ tránh xa các đồ chơi, đồ vật có thể gõy húc. Ngày nay có thể do người lớn đã ý thức được tốt về vấn đề này nên tỷ lệ DVTQ ở trẻ em đã giảm đi nhiều. Hơn nữa nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những đối tượng được soi thực quản bằng ống soi mềm, trong khi đối với trẻ em khi soi thực quản phải áp dụng phương pháp vô cảm là gây mê, thủ thuật được thực hiện trong phòng mổ và hiện tại trong phòng mổ mới chỉ có ống soi cứng, chưa có ống soi mềm nên tỷ lệ trẻ em trong nghiên cứu cũng vì vậy mà ít hơn.
4.1.2. Đặc điểm về giới
- Chúng tôi gặp nữ nhiều hơn nam : nữ 58,33%; nam 41,67%; tỷ lệ nam/nữ = 1/1,4. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
- Khác với những nghiên cứu trước đây của các tác giả khác, tỷ lệ nam nghiều hơn nữ: Võ Thanh Quang (1987) nam 57,50%; nữ 42,50%. Trịnh
Thị Lạp (1994) nam 59%, nữ 41%. Vũ Trung Kiên (1997) nam 60,6%; nữ 39,4%. Lưu Vân Anh (2002) nam 66,7%; nữ 33,3%.
- Nam là đối tượng thường được mời đi ăn cỗ nhiều, trong bữa ăn thường cười đùa nói chuyện hoặc kèm theo say rượu bia nên dễ bị hóc. Vì vậy tỷ lệ DVTQ của nam thường cao hơn nữ. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, điều này có thể được giải thích do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
- Mặt khác cũn có 2 lí do:
+ Một là, do điều kiện thuận lợi như trên cùng với thói quen chế biến thức ăn lẫn xương (đặc biệt là thịt gà, là món thường có trong mâm cỗ của người Việt Nam) nên nam giới thường bị hóc DV kích thước lớn, đối với DV kích thước lớn thường chỉ định soi gắp DV bằng ống soi cứng.
+ Hai là, kết quả về giới của các tác giả trên thống kê trên tổng số DVTQ, không phân biệt DV được soi gắp bằng ống soi cứng hay ống soi mềm.
Trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ quan tâm tới DVTQ được soi gắp bằng ống soi mềm. Do đó có thể lý giải vì sao tỷ lệ nam thấp hơn nữ trong nghiên cứu của chúng tôi.
4.1.3. Đặc điểm về địa dư
- Chúng tôi chia ra làm 3 vùng: Địa phận Hà nội, các tỉnh đồng bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Chúng tôi thấy địa phận Hà nội gặp nhiều nhất 66,67% , điều này có thể do bệnh viện TMH là bệnh viện tuyến trung ương và nằm ở trung tâm Hà nội. Còn tỷ lệ DVTQ ở các tỉnh đồng bằng là 31,25% và các tỉnh miền núi phía Bắc 2,08% có thể do khả năng điều trị của các bệnh viện tuyến duới ngày càng được nâng cao, bệnh nhân không phải lên tận tuyến trung ương để điều trị nữa, tỷ lệ này không có nghĩa là tỷ lệ DVTQ ở cỏc vựng đú thấp.
- Kết quả trờn cú khỏc so với các nghiên cứu của các tác giả: Vũ Trung Kiên (1997) Hà nội 23,9%; đồng bằng 50,5%; miền núi 25,6%. Lưu Vân Anh (2002) Hà nội 13,5%; đồng bằng 68,8%; miền núi 17,7%. Điều này
có thể lý giải do nghiên cứu của 2 tác giả trên thực hiện trên những trường hợp DVTQ có biến chứng: địa phận Hà nội do tiếp cận với y tế thuận lợi hơn nên chiếm tỷ lệ thấp hơn, cũn cỏc vựng khỏc do khoảng cách xa xôi, điều kiện y tế địa phương kém hơn nên chiếm tỷ lệ cao hơn.
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc
- Chúng tôi nhận thấy DVTQ gặp quanh năm, đặc biệt cao ở 3 tháng cuối năm với tỷ lệ DVTQ trong 3 tháng cuối năm là 43,75%
- Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Vũ Trung Kiên (1997). - Chúng tôi thấy 3 tháng cuối năm là những tháng liền với tết Nguyên Đán, có nhiều đám cưới hỏi, nhiều các buổi liên hoan tổng kết cuối năm… nên mọi người được mời đi ăn cỗ nhiều, trong cuộc vui vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện, nhiều trường hợp còn say rượu bia dẫn đến sẽ dễ bị hóc trong khi ăn. Vì thế mà tỷ lệ DVTQ ở thời điểm này cao hơn các thời điểm khác trong năm.
4.1.5. Bản chất dị vật
- Chúng tôi gặp bản chất DVTQ rất đa dạng. DV có nguồn gốc hữu cơ (đa số là xương động vật) là chủ yếu chiếm 89,58%. Trong đó gặp cao nhất là hóc xương gà 35,42%; sau đó là xương cá 31,25% và xương lợn 10,43%; các loại xương khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Kết quả này phù hợp với nhận xét của: Võ Thanh Quang (1987) xương động vật 98,26% trong đó xương gà 42,61%; xương cá 33.91%. Trịnh Thị Lạp (1994) xương động vật 95,5% trong đó xương gà 42,3%; xương cá 27,1%. Vũ Trung Kiên (1997) xương động vật 96,3% trong đó xương gà 55,9%; xương cá 25,6%. Lưu Vân Anh (2002) xương động vật 90,6% trong đó xương gà 46,9% xương cá 15,6%
- Trong thực tế thịt gà không phải là loại thức ăn thường xuyên mà thức ăn hay sử dụng là cá và thịt lợn. Nhưng tỷ lệ hóc xương gà là cao nhất, vì thịt gà khi chế biến người ta chặt thịt lẫn xương, xương gà sắc nhọn kèm theo uống rượu, cười đùa trong bữa ăn dễ hóc.
- Thịt vịt cũng được chế biến tương tự thịt gà nhưng tỷ lệ hóc ít hơn 6,25% do thịt vịt không có quanh năm, mà một năm chỉ có 2 đợt theo mùa lúa.
- Thịt lợn là thức ăn thường xuyên nhưng khi chế biến thì lọc xương riờng nờn tỷ lệ bị hóc ít hơn 10,43%.
- Như vậy việc chế biến thức ăn cẩn thận, hợp lý cũng có thể hạn chế tỷ lệ hóc.