CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
265.400 tấn, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước
không nhỏ đến từ việc thay mới công nghệ sản xuất và các hoạt động xã hội. Các hoạt động(CSR) này đã ngày một nâng cao hình ảnh, vị thế và chất lượng sản phẩm của họ. Giúp họ vươn mình ra thế giới. Cụ thể các hoạt động nổi bật như:
Có một số doanh nghiệp đã đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của mình. Tiêu biểu là những chương trình xã hội như ‘6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam’ và quỹ học bổng ‘Đèn đom đóm’ của những thương hiệu lớn như Vinamilk, Dutch Lady gây được tiếng vang và được người tiêu dùng ủng hộ.
Một số doanh nghiệp khác:
• Đối với Công ty Cổ Phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng là một thương hiệu khá quen thuộc trên phạm vi cả nước và quốc tế, là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có uy tín với sản phẩm khăn bông và hàng may mặc, chuyên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Việc tiếp cận CSR mới có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh lâu bền và đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu chuẩn xã hội, tiêu chí xây dựng CSR là trọng tâm trong tổng thể chiến lược kinh
doanh nhằm thức đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề và thách thức trong quá trình kinh doanh và phát triển
• Ở trường hợp công ty Vina café Biên Hòa đã thực hiện rất tốt, nhận biết thị trường Châu Âu rất khó tín, công ty tiến hành trồng hạt ca fe với chất lượng sản phẩm tốt qua việc công tác với người dân địa phương trồng café, một mặt ổn định chất lượng sản phẩm, một mặt giúp người nông dân có đầu ra sản phẩm cải thiện đời sống người lao đông. Việc chăm lo nguyên liệu cho thành phẩm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam những năm gần đây liên tục mở ra những trang trại bò sữa và cũng giúp đỡ người nông dân chăn nuôi. Cho ra sản phẩm tốt giúp có lợi cho công ty, mặt khác đóng góp cho cộng đồng nhằm nâng cao thu nhập.
• Còn Kirin Acecook - Công ty nước giải khát Latte, liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản lại thực hiện CSR theo một cách khác. Ông Yokomizo Munechika, Tổng Giám đốc công ty cho rằng, chiến lược CSR tại Việt Nam của Kirin Acecook sẽ “tập trung tối đa vào chất lượng sản phẩm. Chúng tôi là đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic, quy trình thiết kế và thổi chai được tiến hành ngay tại nhà máy để có thể đảm bảo vệ sinh nguồn gốc của chai nhựa”. Ông Munechika cho biết thêm về quan điểm thực hiện CSR của công ty:“Không phải chỉ có lãi mới thực hiện trách nhiệm xã hội của mình”.
Như vậy, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn đã đem lại hiệu quả nhất định. Các mối quan hệ lao động được cải thiện, công nhân được làm việc trong môi trường lao động lành mạnh, số lượng tai nạn lao động và công nhân nghỉ việc do ốm đau giảm, điều này đồng nghĩa với việc năng suất lao động tăng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra cũng là những doanh nghiệp chăm lo tốt cho đời sống và điều kiện làm việc của người lao động như công ty Dona Viêt Vinh, công ty Pacific, công ty giày Thái Bình, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên BITIS, Bình tân, hoặc Công ty TNHH Đỉnh Vàng. Từ thực tế đó, nhiều doanh nghiệp Da giầy đã có những
hoạt động tích cực cũng như sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình triển khai CSR tại doanh nghiệp mình.
Bởi vậy, việc thực hiện CSR một cách toàn diện sẽ có vai trò rất quan trọng. Ngày hôm nay, doanh nghiệp thực hiện CSR như một yêu cầu cần phải đáp ứng để tăng cường công tác xuất khẩu, nhưng ngày mai, nhu cầu này sẽ trở nên lan rộng và mạnh mẽ trong khắp thị trường Châu Á. Bản thân những khách hàng nội địa cũng sẽ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện CSR. CSR không phải là một sự thay đổi mang tính công nghệ có thể xảy ra trong chớp nhoáng, đó là cả một quá trình mà nếu doanh nghiệp không thực hiện nó đúng thời điểm, rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại trong việc kinh doanh. Do vậy, CSR không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả, nó mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được.
2.2.3 Những tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Vấn đề quan trọng đặt ra trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhưng khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại nên việc thực hiện trách nhiệm xã hội cho đến nay vẫn còn hạn chế. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, các cổ đông, gây ô nhiễm môi trường,……
• Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường:
Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội.
Công ty Vedan và vấn đề gây ô nhiễm môi trường:
“Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường”.
Minh chứng rõ nhất cho câu nói này chính là vụ bê bối của công ty Vedan vào tháng 9 năm 2008. Dư luận đã bị chấn động mạnh khi tin tức công ty Vedan đã lén lút xả nước thải chưa được xử lý đúng cách ra sông Thị Vải suốt một thời gian dài.
Điều đó đã "giết" sông Thị Vải, đồng thời cũng "giết" luôn hàng ngàn hộ dân sống dựa vào con sông này thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TP HCM. Hậu quả của việc lén lút xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan là môi trường sinh thái bị hủy hoại, cá chết hàng loạt và sức khỏe của người dân sống trong khu vực này đang từng ngày bị đe dọa. Hai năm sau, vào tháng 8 năm 2010, Vedan đã đồng ý tiền bồi thường cho nông dân ba tỉnh bị thiệt hại gần 220 tỷ đồng. đó là kết quả sau hai năm hàng ngàn người nông dân ở ba tỉnh trên cùng với sự hỗ trợ của hàng
trăm luật sư đã kiện Vedan kết hợp sự hỗ trợ từ phía chính quyền cũng như nhiều lần đàm phán với Vedan.
Số tiền này tuy lớn nhưng không là gì so với những thiệt hại mà công ty Vedan đã gây ra. thiệt hại mà nó gây ra cho môi trường là không thể bù đấp được, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân đã mất đi không thể nào bù đấp được bằng tiền. Đó là thiệt hại của xã hội, còn về phía Vedan, họ mất gì? Cái họ mất là danh tiếng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Sau khi sự cố Vedan được phát giác, một làn sóng tẩy chay đã nổi lên, mở đầu với những lời kêu gọi trên mạng Internet. Tại Hà Nội, hầu hết các siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C không còn bán bột ngọt Vedan. Các siêu thị tại TP.HCM, như Big C, Saigon Co.op, Maxi Mart... cũng ngừng phân phối sản phẩm này. Báo chí tiếp tục đưa tin, và người tiêu dùng vẫn rất quan tâm. Sau sự việc trên, Vedan bị người tiêu dùng tẩy chay, hàng hóa bị dọn khỏi các kệ hàng của hệ thống siêu thị trong cả nước. Đến nay, hàng hóa của Vedan đã xuất hiện lại trong hệ thống siêu thị. tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn e ngại và ác cảm với thương hiệu này. Như vậy, cái mà Vedan mất lớn nhất chính là thương hiệu "Vedan".
Từ những sự cố Vedan, Miwon, Hào Dương, Highland Coffee… có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đang bắt đầu ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường, hay nói rộng ra là liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản chi này nên họ đã làm ngơ, hoặc làm nhưng với hình thức đối phó.
• Trong vấn đề an toàn thực phẩm:
Nhiều loại nước tương được làm từ bánh dầu, acid clohydric, nhưng doanh nghiệp lại ghi trên bao bì là sản xuất từ đậu nành; không ít thức ăn gia súc chứa chất kích thích tăng trưởng, sữa chứa melamine, phân bón làm từ đất sét và kẹo chứa bột đá với hàm lượng đến hơn một phần ba, nhưng trên bao bì chẳng có một chữ nào đề cập đến những hóa chất và chất độn này. Thậm chí trong những trường hợp gian dối bị phát hiện, có không ít doanh nghiệp có tên tuổi, được nhiều người biết đến.
Vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hoá chất, kháng sinh. Thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng, người nuôi trồng, các doanh nghiệp chân chính
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NNPTNN (NAFIQAD) đã công bố danh sách cập nhật các doanh nghiệp có lô hàng xuất khẩu thuỷ sản bị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hoá chất, kháng sinh tính đến ngày 13/5/2013.
Theo đó, lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản (chủ yếu là tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi) của các doanh nghiệp trong danh sách nêu trên sẽ bị áp dụng chế độ kiểm tra chặt và phải được các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm làm căn cứ để cơ quan Hải quan thông quan cho lô hàng xuất khẩu. Việc kháng sinh trong tôm cao không còn là điều mới đối với các doanh nghiệp Viêt Nam. Nhưng vì lợi nhuận và trình độ thấp mà vẫn có các doanh nghiệp cũng như người nuôi trồng thủy sản vi phạm. Điều này ảnh hưởng lớn đến các công ty, người nuôi trông khác.
Ngoài thị truờng Nhật Bản, Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Australia (DAFF) cũng đã gửi văn bản tới NAFIQAD
thông báo tình hình phát hiện dư lượng các chất kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones (một loại kháng sinh bị cấm sử dụng) trong các lô hàng thủy sản của Việt Nam tăng cao.
Tại Canada đã có 103 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu trong 2 năm 2011-2012, còn tại Australia cũng phát hiện 39 lô hàng thủy sản của Việt Nam có dư lượng fluoroquinolones vượt mức cho phép.Danh sách các công ty này có thể tham khảo tại phụ lục.
• Và một số khía cạnh khác:
EVN và vấn đề nhập sản phẩm (điện) giá cao, chèn ép người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước. Thiếu trách nhiệm trong quá trình đàm phán hợp đồng
“Năm 2012, Việt Nam dư thừa sản lượng và công suất nhưng vẫn phải nhập điện từ Trung Quốc với giá 6,08 UScent/kWh tương đương 1.300 đồng/kWh, trong khi đó, một số lớn nhà máy nhiệt điện trong nước chỉ phát 70-80% công suất và các nhà máy thuỷ điện công suất dưới 30MW giá rẻ không được mua”, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ.
EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn
điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.
Biểu đồ 1: Giá điện bình quân, danh nghĩa và thực tế từ năm 1994 đến nay.
Giá điện liên tục tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Và câu hỏi đặt ra là liệu có xảy ra vấn đề lợi ích nhóm(GS TS Đặng Đình Đào: http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/vi-sao-evn-hao-phong-mua-dien-trung-quoc- gia-cao-3042693/).
Biểu đồ 2: Giá bán điện bình quân từ năm 2009 đến năm 2015 (dự kiến).
Từ ngày (20/2/2014), 14 công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và 11 công ty môi giới Đài Loan sẽ bị tạm dừng hoạt động cung ứng lao động sang Đài Loan trong thời gian từ 20-60 ngày tới do thu phí của người lao động sai quy định. Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam bị đình chỉ hoạt động vì đã thu phí, khấu trừ tiền ăn của người lao động cao hơn quy định và giữ lương của người lao động vào Đài Loan nói riêng và các nước khác nói chung.
Việc làm này gây ảnh hưởng xấu đến cơ hội xuất khẩu lao động của một bộ phận công nhân nghèo muốn đổi đời chân chính khi mà thị trường Đài Loan đã kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế lao động từ Việt Nam. Trong năm 2013, Việt Nam đã đưa hơn 46.000 lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) làm việc (chiếm khoảng 50% lực lượng đi xuất khẩu lao động tại ngoài nước).
Theo phản ánh, lao động Việt Nam đi làm việc ở tại Đài Loan bị thu phí cao hơn quy định, do đó Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tiến hành chấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi Đài Loan làm việc của các doanh nghiệp.Danh sách các công ty này có thể tham khảo tại phụ lục.
Thiếu thông tin - rào cản lớn nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội:
Trước ngưỡng cửa WTO, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức do tác động từ xã hội khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Việc cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững xã hội đang đặt ra bài toán cần sớm tìm ra lời giải đối với các nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn không ít lỗ hổng
tranh cãi xung quanh việc xử phạt Vedan là một điển hình. Sự việc lớn như vậy, nhưng đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường mới chỉ phạt công ty này 216 triệu đồng. Còn về khả năng đóng cửa nhà máy hoặc truy tố hình sự thì người này nói được, người khác nói không thể và ai cũng có thể viện dẫn luật để bảo vệ cho ý kiến của mình.
Bên cạnh đó, chế độ xử phạt của Việt Nam hiện nay chưa đủ sức răn đe cũng khiến không ít doanh nghiệp “lờn thuốc”, bất chấp luật pháp để làm ăn gian dối. Thực tế đã chứng minh điều đó. Tháng 10-2008, tỉnh Vĩnh Long phát hiện 11 cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, trong đó hàm lượng chất hữu ích trong nhiều sản phẩm gần như bằng không, nhưng cuối cùng các cơ sở này chỉ bị phạt tổng cộng 130 triệu đồng. Rõ ràng, mức phạt trên là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc