1. Thanh ghi đếm của bộ Timer TCR:
Đây là một thanh ghi 24 bits chứa giá trị được nạp vào bộ đếm khi bé Timer cho phép hoạt động (TE=1) hoặc khi bộ đếm vừa giảm đến 0 và một sự kiện mới xuất hiện. Nếu TCR được nạp với giá trị n, bộ đếm sẽ được nạp lại sau n+1 sự kiện, khi bé Timer bị cấm hoạt động (TE=0) và chương trình viết lên TCR thì giá trị viết lên TCR vẫn được giữ ở đó nhưng không xuất hiện được nạp vào bộ đếm cho đến khi bé Timer được phép hoạt động.
Hình 9: Sơ đồ khối của bộ Timer/Counter của DSP56002.
2. Thanh ghi điều khiển trạng thái TCSR của Timer :
Thanh ghi này dùng để điều khiển bộ Timer đồng thời ghi lại trạng thái của nó. Thanh ghi điều khiển trạng thái của Timer TCSR được mô tả như sau:
Bit 0 (TE): Đây là bit cho phép Timer hoạt động, khi cho phép Timer hoạt động thì nó có giá trị là 1.
Bit 2 (INV): Là bit biến đổi đảo cực tính của tín hiệu ở trên chân TIO.
Bit 3 đến bit 5 (TC0 đến TC2): Đây là các bit điều khiển Timer. Chúng điều khiển việc lựa chọn xung nhịp, lựa chọn chức năng của chân TIO và lựa chọn các chế độ làm việc của Timer:
TC2 TC1 TCO TIO CLOCK MODE
0 0 0 GPIO Bên trong 0
0 0 1 OUTPUT Bên trong 1
0 1 0 OUTPUT Bên trong 2
0 1 1 - - 3
1 0 0 INPUT Bên trong 4
1 0 1 INPUT Bên trong 5
1 1 0 INPUT Bên ngoài 6
1 1 1 INPUT Bên ngoài 7
Bit 6 (GPIO): Đây là bit xác định chức năng vào ra cho chân TIO.
Bit 7 (TS): Là bit thông báo trạng thái của Timer.
Bit 8 (DIR): Bit này xác định hướng của chân TIO khi chân này hoạt động trong chế độ GPIO.
Bit 9 (DI): Đây là bit cho biết giá trị chân TIO
Bit 10 (DO): Bit này được sử dụngcho việc đưa số liệu ra chân TIO nếu như chân này hoạt động trong chế độ GPIO.
Các bit còn lại của thanh ghi không được sử dụng trong chế độ này và dùng để dự trữ.
Chương 5: Các khối xử lý chính của DSP56002 và các MODULES nhí. MODULES nhí.
DSP56002 có 3 khối xử lý chính thực hiện độc lập với nhau là : Khối số học và Logic ALU, khối địa chỉ AGU và đơn vị xử lý chương trình PCU.
Sau đây ta sẽ đi xét từng khối: