- Nêu lên khái quát về các kiến thức vi xử lí liên quan đến đề tài cũng như chức năng của từng linh liện trong đề tài.
- Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
- Tìm hiểu và ứng dụng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực ứng dụng thực tiễn. - Nghiên cứu vi điều khiển AT89C51
- Thiết kế và thi công mô hình hệ thống đèn giao thông.
II. Kết quả:
Đề tài “Mô hình đèn giao thông dùng vi điều khiển AT89C51” là một mô hình được thiết kế nhỏ, gọn hiển thị bằng led đơn, hiển thị thời gian trên led 7 đoạn. Đây chỉ là mô hình nhỏ nên còn nhiều hạn chế so với điều khiển đèn giao thông trong thực tế về mặt công suất, cũng như tính chính xác, ổn định về thời gian.
1. Ưu điểm:
- Thực hiện được mô hình - Vận dụng kiến thức đã học - Mach chạy ổn định
- Mô hình nhỏ gọn
2. Nhược điểm:
- Dù đã thực hiện được mô hình nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trinh thực hiện.
- Mô hình chỉ mang tính chất tham khảo chưa áp dụng được cho thực tế ( công suất thấp)
III.Hướng phát triển:
• Ta có thể sử dụng mạch in hai lớp để khắc phục vấn đề jumer.
• Mở rộng thêm là việc điều khiển tạo ngã tư theo bốn hướng hoặc 8 hướng, sử dụng them đèn báo dành cho người đi bộ
• Đối với chốt giao thông có nhiều làn đường có thể mở rộng them để điều khiển hướng đi cho mỗi làn đường như rẽ trái, đi thẳng,…
• Liên kết giữa các ngã tư với nhau bằng cách tính khoảng cách giữa các ngã tư và vận tốc trung bình của xe mà ta có thể tạo được thời gian trễ để khi đi từ ngã tư này đến ngã tư kia ta không phải dừng xe lại. Như thế có thể tránh được sự ách tắc giao thông và sự lộn xộn không nên có tại các ngã tư
• Mỗi chốt giao thông được lắp thêm cảm biến tốc độ, cảm biến cơ để tính được mật độ giao thông và tốc độ của các phương tiện giao thông, camera để quan sát tình trạng giao thông rồi qua đó sẽ có sự điều khiển giao thông thích hợp.
• Tất cả các chốt giao thông được kết nối về một trạm trung tâm thông qua mạng Internet, WiFi hoặc Wimax. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và điều khiển trung tâm từ máy tính để có thể kết nối các điểm giao thông với nhau để cập nhật dữ liệu đưa ra các quyết định xử lý từ trung tâm.
• Áp dụng thời gian thực vào hệ thống để có thể phát triển hệ thống đưa ra các giờ; Cao điểm, thấp điểm, bình thường và các chiến lược cho hệ thống.
• Xây dựng hệ thống thành một sản phẩm hoàn thiện có thể áp dụng được cho tất cả các chốt giao thông.
IV. Kết luận:
Mạch đèn giao thông được thiết kế hoạt động để điều khiển giao thông trên đường phố đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng tại các tuyến đường có ngã tư.Việc đặt một cột đèn giao thông tại các ngã tư sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu nạn kẹt xe và đảm bảo được trật tự giao thông trên đường phố.
Trong điều kiện cho phép em chỉ có thể thực hiện mô hình ở mức độ đơn giản nhất, mới giải quyết được hệ thống giao thông tại ngã tư theo hai hướng. Mặc dù chưa được nhiều chức năng như mong muốn nhưng vấn đề cơ bản của hệ thống đã được đưa ra thì từ đó ta có thể phát triển thêm các ý tướng mới khác .
Trong quá trình làm có thể con có nhiều sai sót, hạn chế. Rất mong được sự quan tâm hướng dẫn của chủ nhiệm bộ môn Thầy Phạm Khắc Vũ Huy để em ngày càng cũng cố kiến thức nhiều hơn.