* Chỉ tiêu lãi suất:
Khách hàng vay vốn đều mong muốn được sử dụng khoản vốn với chi phí thấp nhất. Do đó lãi suất là một chỉ tiêu cho sự lựa chọn ngân hàng vay của khách hàng và đồng thời cũng là một yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng. Với một chiến lược lãi xuất hợp lý thì ngân hàng mới có thể thu hút được khách hàng mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận tăng trưởng mong đợi.
- Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trung, dài hạn:
Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn của NHTM, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng đầu tư vào tín dụng trung dài hạn của ngân hàng lớn. Mức tăng trưởng qua các kỳ, năm đều đặn và ổn định chứng tỏ chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là rất tốt.
- Tỷ trọng vốn tín dụng trung, dài hạn: Dư nợ tín dụng trung, DH
Tổng dư nợ
Tỷ trọng tín dụng trung,DH= X100%
Bảng phân tích tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn năm 2011-2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011
Số CL % a.Dư nợ tín dụng trung, DH 114.981.8 68 131.572.5 13 16.590.64 5 14,43% b.Tổng dư nợ 291.915.4 61 331.935.5 34 40.020.07 3 13,71% Tỷ trọng tín dung trung,DH(a/b)*1 00 39,39% 39,64% 0,25% 0,63%
Nhận xét:
Trong năm 2011 tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm 39,39% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Năm 2012 tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm 39,64% tăng 0,25% so với năm 2011.
Qua bảng phân tích ta thấy qui mô tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng là lớn. Nói chung các ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này cao do tín dụng trung dài hạn mang lại thu nhập cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên do đặc tín rủi ro cao nên ngân hàng sẽ căn cứ vào đặc điểm riêng của nguồn vốn, khả năng quản lý trình độ chuyên môn của mình để xác định tỷ lệ này cho phù hợp.
- Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung, dài hạn:
Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng nếu đáp ứng một cách ồ ạt, không có chọn lọc và sự thẩm định kỹ càng khách hàng của mình thì rủi ro tín dụng là rất cao. Khi đó chất lượng tín dụng trung, dài hạn tăng không còn phát huy được tính tích cực và hiệu quả của nó nữa. Rủi ro tín dụng trung dài hạn được phản ánh ở các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ quá hạn:
Tổng dư nợ quá hạn trung, DH Tổng dư nợ trung, DH
Tỷ lệ nợ quá hạn trung, DH= x100%
Bảng phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2011-2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011
Số CL % a.Tổng dư nợ quá hạn trung, DH 7.954.059 5.945.187 -2.008.872 -25,26% b.Tổng dư nợ trung, DH 114.981.868 131.572.513 16.590.645 14,43% Tỷ lệ nợ quá hạn trung, DH(a/b)*100 6,92% 4,52% -2,4% -34,68%
Nhận xét:
Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn là 6,92%>5% chất lượng tín dụng của Ngân hàng thấp.
Năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn là 4,52 %<5% chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao. Năm 2012 tỷ lệ này giảm 2,4% so với năm 2011chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có chất lượng ngày càng tốt hơn.
Nợ trung, DH khó đòi Nợ trung,DH quá hạn
Khả năng thu hồi nợ trung, DH= x100%
Bảng phân tích khả năng thu hồi nợ trung và dài hạn năm 2011-2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011
Số CL % a.Nợ trung, DH khó đòi 1.254.234 2.746.596 1.492.362 118,99% b.Nợ trung,DH quá hạn 7.954.059 5.945.187 -2.008.872 -25,26% Khả năng thu hồi nợ trung, DH(a/b)*100% 15,77% 46,19% 30,42% 192,89% Nhận xét:
Năm 2011 chỉ tiêu khả năng thu hồi nợ trung và dài hạn là 15,77%, năm 2012 là 46,19% . Trong 2 năm chỉ tiêu này đều dưới 50% cho thấy tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn gặp khó khăn.
KẾT LUẬN
Theo kết quả phân tích tình hình Báo cáo tài chính Ngân hàng Vietinbank từ 2010- 2012, ta có thể nhận thấy được là hoạt động của Vietinbank đang dần tốt lên, nhiều hoạt động của năm sau cao hơn năm trước, đang từng bước đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình, đồng thời hướng đến phát triển an toàn là giảm thiểu các loại rủi ro. Năm 2012, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng.
Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Kết quả các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. VietinBank tiếp tục đổi mới sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro; đầu tư nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng thương hiệu VietinBank ngày càng lớn mạnh. Năm 2012 là năm đánh dấu bước đổi mới quan trọng của VietinBank, tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng thương mại chủ lực,
đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công tác chính sách xã hội, vươn tầm hội nhập quốc tế. Kết thúc năm tài chính 2012, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của VietinBank đạt 503.192.693 triệu đồng, tăng 9,31% so với năm trước, trong đó dư nợ tín dụng tăng13,71%, nguồn vốn huy động tăng 9,31%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 8.166.052 triệu đồng; tỷ lệ ROE đạt20,8%, ROA đạt 1,3%; là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012.
Tài liệu tham khảo:
1. http://luanvan.co/luan-van/de-tai-phan-tich-tai-chinh-vietcombank-giai-doan- 2007-2010-22430/
2. http://greensoft.com.vn/chi-tieu-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-trong-ngan- hang-434/
3. http://investor.vietinbank.vn/FinancialReports.aspx
4. Giáo trình môn học Quản trị Tài chính_ Phạm Thị Phương Uyên