KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu skkn một số hiệu ứng trong microsoft powerpoint dùng để sáng tạo trong thiết kế giáo án điện tử môn địa lí (Trang 29)

Kết quả của những tiết dạy địa lí thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở lấy số học sinh có hứng thú với bài giảng và điểm số các bài tập, bài thực hành của học sinh sau khi học tiết học đó.

1. Kết quả trước khi thực nghiệm đề tài.

* Thực trạng ban đầu của các lớp:

Lớp Tổng số học sinh Số học sinh chú ý nghe giảng và hiểu bài Tỉ lệ % Số học sinh chưa chú ý nghe giảng và không hiểu bài

Tỉ lệ %

10S1 38 29 76,3% 9 23,7%

10S2 36 25 69,4% 11 30,6%

12S1 39 29 74,3% 10 25,7%

12S2 38 27 71,1% 11 28,9%

2. Kết quả sau khi thực nghiệm đề tài.

Lớp Tổng số học sinh Số học sinh chú ý nghe giảng và hiểu bài Tỉ lệ % Số học sinh chưa chú ý nghe giảng và không hiểu bài

Tỉ lệ %

10S1 38 38 100% 0 0.0%

10S2 36 35 97,2% 1 2,8%

12S1 39 38 97,4% 1 2,6%

12S2 38 38 100% 0 0.0%

Qua quá trình áp dụng đề tài giảng dạy một số tiết trong chương trình địa lí ở trường thu được kết quả như sau:

- Về tâm lí: Đã từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lí ở học sinh.

- Về kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng bảng số liệu, bản đồ, hình ảnh, sơ đồ, các đoạn phim để chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng và chắc chắn.

- Về kĩ năng: Kĩ năng xử lí thông tin nhanh hơn thông qua các slide minh họa nổi bật. Qua đó hình thành và nâng cao kĩ năng xác lập mối quan hệ quy luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả... ở học sinh.

Đồng thời học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực tiễn một cách dễ dàng và hiệu quả.

Chính vì vậy mà số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu kém giảm hẳn đi.

3. Giải pháp thực hiện.

- Giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho tiết dạy trên lớp.

- Giáo viên nghiên cứu tham khảo một số kiến thức phục vụ cho tiết dạy. - Giáo viên hệ thống lại các lỗi học sinh sai ở tiết học trước để khắc phục tiết sau.

- Trong tiết dạy thực nghiệm đầu tiên giáo viên phải là người dẫn chương trình thật hoàn hảo, trong các tiết sau giáo có thể hướng dẫn học sinh tự thiết kế giáo án và thuyết trình trên lớp.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã tự củng cố thêm được phần nào kiến thức về phương pháp dạy học mang tính tích cực,kiến thức về CNTT.Không khí lớp tiết học trở nên sôi nổi, học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. Kết quả học tập sau mỗi tiết dạy có hiệu quả hơn, số lượng học sinh yếu giảm, số lượng học sinh khá giỏi tăng lên.

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần thiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề.

- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích đưa nội dung giảng dạy vào tất cả các lớp học.

- Giáo viên phải linh hoạt khi lồng ghép giáo án điện tử vào các bài dạy sao cho thích hợp nhằm đạt kết quả cao (chỉ chọn những bài phù hợp nhất).

- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tăng thêm sồ lượng phòng chức năng có gắn máy tính và máy chiếu.

Những kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy có được. Tuy vậy, bài viết vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của Ban giám khảo và lãnh đạo cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là tạo cho tôi tự tin và vững lòng tin trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng ở nhà trường phổ thông.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thống Nhất, ngày 14 tháng 05 năm 2014 Người viết sáng kiến

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU……….…...Trang 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……….……….…....Trang 1 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……...Trang 2 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN………..….….Trang 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………....Trang 8 I. TẠO HIỆU ỨNG NỔI BẬT VÀ CHUYỂN ĐỘNG THEO ĐƯỜNG VẼ SẴN TRONG SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN ĐỊA LÍ……….………Trang 8 II. MỘT SỐ SLIDE MINH HỌA TRONG SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN ĐỊA LÍ……….….Trang 23 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ……….………..………….…...Trang .27 1. Kết quả trước khi thực nghiệm đề tài.……….….…..……..Trang 27 2. Kết quả sau khi thực nghiệm đề tài.………..….………..Trang 27 3. Giải pháp thực hiện.………...Trang 28 PHẦN III. KẾT LUẬN………..…………..Trang 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách Địa lí lớp 10, 11, 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

2. Sách giáo viênĐịa lí lớp 10, 11, 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008

3. Phương pháp dạy học môn Địa lí THPT. Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP

HCM, năm 2005.

4. Sách phương pháp dạy học Địa lí lớp 10, 11, 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009 2009

5. Ứng dụng CNTT&TT với những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thốngPPDH. Tác giả Đào Thái Lai. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2002. PPDH. Tác giả Đào Thái Lai. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2002.

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Thống Nhất, ngày 14 tháng 05 năm 2014.

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2013 - 2014.

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số hiệu ứng trong Microsoft PowerPoint dùng để sáng tạo trong thiết kế giáo án điện tử môn Địa lí

Họ và tên tác giả: Đoàn Thanh Minh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân

Lĩnh vực:

Một phần của tài liệu skkn một số hiệu ứng trong microsoft powerpoint dùng để sáng tạo trong thiết kế giáo án điện tử môn địa lí (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w