I. QUY MÔ ĐẦU TƯ
3. Cơ cấu đầu tư theo phương thức
3.2 Mua lại và sáp nhập (M&A)
Mua lại (acquisition): Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác để để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Sáp nhập (merger): Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
(Điều 17- Luật cạnh tranh 2005)
M&A dường như trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, tuy nhiên có thể thấy trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức M&A của HMC, tất cả là các thương vụ mua lại mà không hề có một thương vụ sáp nhập quốc tế nào. Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là điều kiện tiến hành cũng như kết quả của những thương vụ sáp nhập đem lại nhiều trở ngại hơn cho một hoặc thậm chí cả hai bên tham gia. Điều kiện tiên quyết để có một thương vụ sáp nhập (thường là sáp nhập không cân bằng) là hai doanh nghiệp phải cùng loại hình và có sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc có khi là của cả hai bên tham gia. Đồng thời, cổ phiếu cũ của cả hai bên công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế. Trong khi với những thương vụ mua lại (có thể là một phần hay toàn bộ công ty bị mua lại), công ty bị mua lại chưa chắc sẽ phải ngừng hoạt động, cổ phiếu của công ty bị mua lại vẫn được tiếp tục giao dịch bình thường. Như vậy, với mua lại, ta quan tâm đến việc chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn khi nói tới sáp nhập là nói đến một quy trình mang tính pháp lý nhiều hơn, có thể có, cũng có thể không xảy ra sau khi mua lại.
Những lý do trên khiến cho số lượng giao dịch của các thương vụ mua lại nhiều hơn rất nhiều so với các thương vụ sáp nhập, điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của ngành công nghiệp ô tô quốc tế, dĩ nhiên bao gồm cả HMC. Tính đến năm 2009, ngành công nghiệp ô tô thế giới cũng mới chỉ diễn ra một số cuộc sáp nhập giữa cãng hãng ô tô lớn như :Công ty Benz and Cie. của Karl Benz sáp nhập với Daimler- Motoren-Gesellschat (DMG) của Gottlieb Daimler để trở thành Tập đoàn Daimler- Benz (1926); Vụ sáp nhập giữa hãng xe hơi cao cấp Porsche của Đức với “người đồng hương” Volswagen (VW) ( 2009); Vụ sáp nhập giữa hãng Chrysler của Mỹ và Fiat của Italy sau khi Chrysler tuyên bố nộp đơn xin bảo hộ phá sản (2009)
Với Honda, từ trước tới nay mới chỉ diễn ra một vụ sáp nhập trong nội bộ Honda. Đó là vụ sáp nhập diễn ra vào ngày 01.07.2003, giữa Honda Motor (HM) và Honda Sogo Tatemono (HS) tại Nhật Bản. HM đã mua lại 30% vốn góp còn lại ở HS - một đại lý bất động sản của Honda, bằng cách trao đổi 94,200 cổ phần HM trị giá 362,67 triệu Yên Nhật (tương đương với 3,02 triệu USD) và nhận nợ (có trách nhiệm pháp lý) 6.556 tỷ Yên Nhật (tương đương với 54.559 triệu USD). Cố phần được định giá dựa trên giá trị cố phiếu trong phiên giao dịch đóng cửa của HM vào ngày 24.04.2003 là 3850 Yên Nhật (tương đương 32,04 USD). Sau khi hoàn tất giao dịch, HM và HS tiến hành sáp nhập với nhau[1].
Phương thức mua lại (acquisition) là phương thức được Honda sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chủ yếu thực hiện ở các nước phát triển (do có môi trường quản lý tốt, thị trường vốn và tài chính tự do hóa, DN có nguồn lực mạnh...). Gần đây, các chi nhánh của Honda trên toàn thế giới cũng đã thực hiện thành công rất nhiều các vụ mua lại [2]:
a. 31.07.2008: Honda Malaysia đã tiến hành mua lại 50% cổ phần của Kah
Assemblers Sdn Bhd (KA) – một hãng sản xuất xe gắn máy thuộc toàn quyền
[1]http://www.alacrastore.com/storecontent/Thomson_M&A/Honda_Motor_Co_Ltd_acquires_remaining_interest_in_Ho
nda_Sogo_Tatemono-1388609040
sở hữu của Oriental Holding Bhd (OH). Tổng giá trị của thương vụ này là 4.765 triệu USD tiền măt. Sau thương vụ này, KA đã trở thành một hãng liên doanh 50:50 giữa Honda Malaysia và OH, và được đổi tên thành Boon Siew Honda Sdn Bhd.
b. 04.09.2007: Honda Brazil đã tiến hành thu mua một phân xưởng sản xuất đặt
tại Manaus thuộc Gradiente Electronica SA – một hãng sản xuất sản phẩm điện tử của Sao Paulo.
c. 2005: Tại Anh, công ty TNHH Honda Motor và British American Tobacco
International liên doanh thành Công ty TNHH BAHR.
d. 2004: Tại Trung Quốc, công ty TNHH Homda Motor, Công ty TNHH Hainan
Sundiro Motorcycle và Công ty TNHH Tianjin Motorcycle Group liên doanh với nhau theo tỷ lệ góp vốn là 50:47.33:2.67 và lấy tên công ty là Công ty TNHH Sundiro Honda Motorcycle.
e. 1997: Tại Ấn Độ, công ty TNHH Honda Motor và Công ty Shiram Industrial
Enterprises liên doanh với nhau và lấy tên công ty là Shiram Honda Power Equipment.
...v.v...v.v...
Nếu như trong thời kỳ bước đầu thâm nhập thị trường quốc tế, HMC đã chủ yếu lựa chọn cho mình phương thức GI để đầu tư ra nước ngoài thì sau này, khi đã trở thành một TNC hàng đầu thì HMC lại ưa chuộng phương thức M&A hơn. Ngoài những lý do đã đưa ra ở phần 3.1, có thể đưa thêm một số lý do (bắt nguồn từ sự khác biệt căn bản giữa 2 phương thức GI và M&A). So với GI, M&A thường có thời gian đầu tư nhanh hơn (chủ đầu tư không mất thời gian điều tra thị trường, xây dựng nhà máy...). Một điều quan trọng hơn cả là với M&A, chủ đầu tư có thể tận dụng được các lợi thế sẵn có của các đối tác ở nước nhận đầu tư ( hình ảnh DN, hình ảnh sản phẩm, tranh thủ các mối quan hệ với khách hàng, với chính quyền sở tại, với đối tác.... Vì
vậy không chỉ với HMC mà trong toàn bộ ngành CN ô tô thế giới nói chung hiện nay, M&A là phương thức đầu tư quốc tế được ưa chuộng.
Có thể thấy hoạt động mua lại của Honda cũng thường được bắt đầu bởi việc nắm giữ một lượng nhỏ cổ phần trong các công ty rồi sau đó từng bước thôn tính hoàn toàn. Trong vòng 22 năm từ năm 1988 tới năm 2009, Honda đã tiến hành mua lại 11 trên tổng số 19 công ty mà hãng này góp vốn cổ phần (stakes)[3]
Bảng thống kê hoạt động M&A của Honda sau khi góp cổ phần vào các công ty:
(Nguồn: http://www.alacrastore.com/mergers-acquisitions/Honda_Motor_Co_Ltd- 1008150
Như vậy thông qua các phương thức đầu tư mới và M&A, tập đoàn Honda đã không ngừng gia tăng độ trải rộng của mình trên toàn thế giới. Từ các chi nhánh – các
công ty con của Honda, còn rất nhiều các công ty cháu chắt sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai.
III. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN HONDA
Từ những phân tích ở trên chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét chung nhất về hoạt động đầu tư của tập đoàn Honda, qua đó có thể đưa ra một số bài học thực tiễn và kinh nghiệm giúp ích cho hoạt động đầu tư của Việt Nam.
Trước hết phân tích quy mô đầu tư và qua bảng tổng kết của Unctad về top 100 TNCs hàng đầu thế giới về tổng tài sản ở nước ngoài chỉ ra rằng Honda là một tập đoàn đầu tư với quy mô lớn, số vốn đầu tư nhiều và liên tục tăng, chủ yếu tập trung ở nước ngoài. Địa bàn đầu tư của Honda tương đối rộng, phủ khắp các châu lục, sản phẩm đa dạng, đối tượng khách hàng mà công ty này hướng đến khá rộng. Như vậy có thể thấy Honda đầu tư theo hướng mở rộng, đa dạng hóa. Tập đoàn này cũng đi theo xu hướng đầu tư chung của các TNCs hiện nay.
Thứ hai, Honda đã đạt được thành công tại hầu hết các thị trường, tuy nhiên cũng gặp phải thất bại tại một số thị trường nhất định. Thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Nhưng nhìn chung Honda thành công nhiều hơn thất bại. Từ xuất phát điểm là một xưởng sản xuất trở thành một tập đoàn với quy mô lớn như ngày nay, có thể khẳng định một điều chắc chắc rằng Honda đã tương đối thành công với chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư của mình.. Honda đã có cái nhìn sáng suốt trong việc nhận định và chiếm lĩnh thị trường. Cụ thể như nội dung phần cơ cấu đầu tư theo địa bàn và theo lĩnh vực chúng tôi đã phân tích. chiến lược làm nên thành công của Honda chính là chiến lược giá và sản phẩm. Honda còn đạt được thành công nhờ việc đầu tư vào các sản phẩm, chiến lược phù hợp với thị trường, địa lý, nhu cầu của khách hàng ở từng địa phương,trong từng giai đoạn. Tiêu biểu ở Mỹ : đầu tư vào các dòng xe mô tô thể thao phân khối lớn, ở Canada các dòng xe máy đặc chủng như TRX400 và TRX500 phù hợp với mọi địa hình.Tại thị trường khó tính như châu Âu Honda hướng đến các khách hàng có thu nhập thấp, các bà nội trợ, những
người vừa lập gia đình…Tại châu Á, yếu tố giá cả phải chăng, tiết kiệm nhiên liệu và độ bền cực kỳ cao phù hợp với thu nhập và mức sống của người dân của Honda được đánh giá rất cao .Ví dụ tại ngay tại Việt Nam Honda cũng chiếm lĩnh thị trường xe máy gây dựng niềm tin trong người tiêu dùng
Honda đã linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm, khi sản phẩm cũ không còn thị phần, công ty này nhanh chóng thay thế bằng dòng sản phẩm khác thích ứng hơn. Đồng thời đưa công nghệ sản xuất cũ, lỗi thời sang một nước có công nghệ thấp hơn, tuy đầu tư ít vốn, công nghệ không cao nhưng vẫn thu được lợi nhuận, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có.
Có thế tóm gọn thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường bằng cụm từ “chiến lược đầu tư quốc tế với cái nhìn địa phương”. Tuy vậy dù sản xuất sản phẩm nào Honda vẫn luôn đi theo hướng đầu tư, sản xuất truyền thống, điều riêng biệt tạo nên hình ảnh của Honda là các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, bền, gọn nhẹ.
Thứ ba : Honda chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, liên tục đầu tư mở rộng, chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất ô tô, tỷ trọng đầu tư vào khu vực tài chính còn yếu. Trên thực tế, việc sử dụng vốn lớn cho sản xuất sẽ giúp Honda tập trung cho việc sản xuất, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, với những tập đoàn lớn, ngoài việc đầu tư cho sản xuất, họ thường đa dạng hóa các danh mục đầu tư vào thị trường tài chính nhằm tăng thu lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng có thể coi là một trong những điểm yếu trong hoạt đông đầu tư của Honda.
Thứ tư : Điểm đáng lưu ý là Honda chi đầu tư rất nhiều cho hoạt động R&D. Theo nhận xét của Unctad thì Honda là một trong những tập đoàn chú trọng đến hoạt động R&D. Nhờ có đầu tư mạnh vào R&D mà Honda luôn tạo được những sản phẩm mới, có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Thứ năm : Một điểm đáng ghi nhận là Honda luôn chú ý đến lợi ích vì cộng đồng, Honda chú ý sử dụng các công nghệ sạch thân thiện với môi trường, tiến hành các hoạt động vì cộng đồng (ví dụ : Học bổng Honda, tôi yêu Việt Nam...)
Thứ 6: Honda sử dụng kết hợp cả hai phương thức đầu tư mới và M&A, tùy thuôc từng khu vực và giai đoạn phát triển khác nhau. Nhìn chung tại các nước phát triển sử dụng M&A là chủ yếu, tại các nước đang phát triển sử dụng đầu tư mới nhiều hơn. M&A phần lớn là mua lại, hầu như không có sáp nhập, còn phương thức đầu tư mới Honda thường sử dụng các chi nhánh lớn của mình, tiến hành đầu tư sang các nước trong khu vực của chi nhánh này theo hình thức công ty cháu, có 1 phần góp vốn của công ty mẹ tại Nhật Bản. Điều này giúp Honda kiểm soát được chặt chẽ,dễ dàng, trực tiếp hơn, đồng thời vẫn đi đúng hướng chỉ đạo của công ty mẹ
Có thể thấy rằng phân tích hoạt động đầu tư quốc tế của tập đoàn Honda đã cho ta thấy cái nhìn chung nhất về tập đoàn hùng mạnh này. Câu hỏi Honda đầu tư như thế nào, đầu tư nhiều ở đâu, lĩnh vực gì đã có được lời giải đáp. Vậy liên hệ với Việt Nam, một mặt đối chiếu với thực trạng của dòng vốn đầu tư vào Việt Nam của từ nước ngoài nói chung và cụ thể là của Honda nói riêng, mặt khác phân tích rõ hơn về hoạt động của tập hoàn này chúng tôi xin đưa ra một vài giải pháp cho việc thu hút vốn của tập đoàn này trong phần cuối của bài tiểu luận.
CHƯƠNG III:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA HONDA VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TỐI
ĐA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA HONDA
I. VÀI NÉT VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM
Theo tổng kết về chính sách đầu tư của Việt Nam từ báo cáo của Unctad, có thể thấy số lượng dự án FDI tăng lên nhanh từ năm 1990 chỉ có 107 dự an với số vốn đăng ký là 735 triệu Đô la, đến năm 2006 con số này đã là 987 dự án và số vốn đăng ký lên tới 12.004 triệu Đô la [1]. Như vậy chứng tỏ rằng Việt Nam là một trong số những quốc gia có môi trường đầu tư tốt, khá thu hút và bản thân FDI cũng mang lại cho nước ta những lợi ích không nhỏ.
Cũng theo báo cáo này (số liệu từ Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) thì số vốn đầu tư vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất. Cụ thể từ năm 1995- 2000 lĩnh vực này chiếm tỷ trọng là 44.8 % trên tổng số vốn đăng ký vào Việt Nam và con số này còn tăng lên là 62.2 % trong giai đoạn 2001- 2007. Qua đó có thể nói lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn, còn có tiềm năng.
Các quốc gia trên khắp thế giới đầu tư vào Việt Nam có thể kể đến như : các nước đến từ Châu Âu, Mỹ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Trong các quốc gia kể trên thì Nhật Bản xếp thứ 4 về lượng vốn đăng ký vào Việt Nam với tỷ trọng 10.7 % (Giai đoạn từ năm 1988- 2006).
Bảng : Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam (1988-2006)
(Nguồn: INVESTMENT POLICY REVIEW VIỆT NAM, United Nations,
http://www.unctad.org/Templates/Meeting.asp? intItemID=2068&m=16848&info=&lang=1)
Các doanh nghiệp Nhật Bản là các doanh nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật cao do vậy cũng đòi hỏi lao động có trình độ cao. Nếu thu hút vốn từ các doanh nghiệp này kết hợp với nâng cao trình độ người lao động thì không những có thể góp phần giải quyết vấn đề vốn mà còn giải quyết cả vấn đề việc làm cho người lao động. Do vậy thu hút từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà cụ thể là các doạnh nghiệp lớn như Honda là rất cần thiết. Tuy vậy muốn thu hút thêm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp này cần phải xem xét kỹ hoạt động của doanh nghiệp này sao cho thu hút vốn từ Honda có hiệu quả cao nhất. Phần dưới đây là thực trạng hoạt động của Honda Việt Nam.
1. Vài nét về Honda Việt Nam:
Công ty Honda Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 1521/GP ngày 22 tháng 3 năm 1996, là liên doanh giữa Honda Motor Nhật Bản ( 42% vốn ), Asian Honda Motor Thái Lan ( 28% vốn ) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam ( 30% vốn).
Trụ sở: Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Vốn điều lệ: 62.9 triệu USD ( theo giấy phép đầu tư).
Lao động: 4.369 người (tính đến hết tháng 6 năm 2007).
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất - lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi[1].
Trước khi có sự đầu tư của Honda Motor thì tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm xe