6799 138 5,9 4,2 40.114 579,6 2 vụ mùa: - lúa mùa 3840 5,1 19.584 4 trồng màu xen 3 vụ: - ngô: - khoai lang: - lạc: - đỗ tương: - rau các loại: 1.470 673 486 1028 663 3,70 8,20 2,1 1,5 19 5.439 5.519 1021 1.542 12.597
nguồn: số liệu điều tra các xã và phòng thống kê các huyện vĩnh tường, yên lạc và công ty ktct thuỷ lợi liễn sơn cấp.
1.2. phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010 và năm 2020. 2020.
trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh vĩnh phúc xác định, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, trong đó hình thành 3 vùng kinh tế:
- vùng phát triển công nghiệp – dịch vụ chủ yếu tập trung ở các huyện mê linh, bình xuyên và 2 thị xã vĩnh yên, phúc yên.
- vùng phát triển du lịch: chủ yếu tập trung vào các xã thuộc ven núi tam đảo của các huyện tam đảo, bình xuyên, thị xã phúc yên.
- vùng phát triển nông nghiệp: chủ yếu tập trung ở các huyện vĩnh tường, yên lạc.
dựa trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, các huyện vĩnh tường, yên lạc đã xây dựng chương trình, kế hoạch và định hướng cho sự phát triển kinh tế của vùng mình.
trên cơ sở tổng hợp định hướng của các địa phương, xin nêu một số nội dung cơ bản sau:
1.2.1. về phát triển kinh tế
- đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. - phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng đạt năng suất cao và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- tăng cường quản lý tài nguyên môi trường.
1.2.2. về xã hội
- quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, tập trung phát triển đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để cung cấp cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh, trên cơ sở đó giải quyết vấn đề lao động ở khu nông nghiệp, nông thôn.
- nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- tập trung giải quyết chương trình việc làm và thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo và các chính sách xã hội.
- phát triển văn hoá thông tin và thể dục thể thao.
để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, tỉnh vĩnh phúc và các huyện đã nêu ra một số giải pháp thực hiện cho vùng tiểu dự án như sau:
a. tập trung vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp cụ thể là:
- cải tạo nâng cấp trạm bơm tưới bạch hạc, đảm bảo cho trạm phát huy hết công suất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho những yêu cầu về nước đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng; đây được xác định là yếu tố quan trọng nhất tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp và thâm canh trong nông nghiệp.
- nâng cấp đồng bộ hệ thống kênh chính của trạm bơm bạch hạc và hệ thống kênh tưới nội đồng, đảm bảo cho việc đưa nước nhanh tới mặt ruộng và tiết kiệm nước.
- cải tạo nâng cấp trục tiêu sông phan và các nhánh tiêu khu vực và nội đồng nhằm tiêu thoát nước nhanh khi có mưa lớn, giảm thiểu sự úng ngập.
- tổ chức tốt công tác quản lý điều hành nước từ đầu mối tới mặt ruộng.
b. đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai ở từng vùng, từng xã, đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng phục vụ các khu đô thị, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- tổ chức và phát huy vai trò của công tác khuyến nông cơ sở nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người nông dân nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học vào trong đồng ruộng để giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu, tạo môi trường tốt.
- chú trọng đến công tác dịch vụ nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân tạo đà cho sự phát triển bền vững cho nông nghiệp.