Vật liệu cần dùng và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của lọc vi sinh và lọc bằng rong biển (Caulerpa serrata) trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi ấu trùng tôm Hymenocera picta DANA, 1852 (Trang 33)

2.4.1.1. Nguồn ấu trùng

Ấu trùng tôm cảnh biển Harlequin dùng trong thí nghiệm được lấy từ 5 cặp tôm bố mẹ tại Viện nghiên cứu biển Burapha. Đây là các cặp tôm được được khai thác trực tiếp tại các vùng biển thuộc Thái Lan.

Các cặp bố mẹ tôm Harlequin Hymenocera picta được nuôi riêng biệt trong các bể có thể tích 30 lít. Các bể này được nối với một hệ thống tuần hoàn sử dụng rong biển Caulerpa lentilliferra với vai trò lọc sinh học để duy trì thường xuyên TAN và Nitrite (NO2--N) dưới ngưỡng phát hiện.

Hình 2-2: Hệ thống nuôi vỗ tôm Hymenocera picta bố mẹ.

Tôm bố mẹ được cho ăn hàng ngày bằng sao biển sống Linkia sp. Bể nuôi được si-phông hàng ngày để loại bỏ thức ăn thừa và phân.

Ở tôm Hymenocera picta, quá trình đẻ và thụ tinh cho trứng diễn ra sau khi tôm cái lột xác và giao vĩ. Tôm mẹ ôm trứng ở bụng và quá trình phát triển phôi diễn ra ở đây trong 15±2 ngày. Trước khi trứng nở, tôm mẹ được chuyển vào bể đẻ đã được cấp nước biển lọc sạch và che tối bằng túi nylon đen.

2.4.1.2. Rong biển (Caulerpa serrata)

Rong biển được sử dụng trong thí nghiệm là Caulerpa serrata, được lấy trực tiếp từ các bể lọc sinh học tại trung tâm sản xuất giống của viện nghiên cứu biển. Rong biển được rửa sạch, loại bỏ sinh vật bám (ốc, hải quỳ) và các nhánh úa, chết, rồi được nuôi riêng trong bể chứa nước biển lọc sạch, có sục khí 24/24. Khi mới được tuyển chọn, các đoạn rong bị đứt có thể tiết ra chất nhớt, có thể có ảnh hưởng không tốt đến ấu trùng, nên rong biển phải được chuẩn bị trước khi thí nghiệm bắt đầu 3-5 ngày.

Để cố định rong biển khi đặt trong hệ thống, rong biển được cho vào tấm lưới nhựa cứng, với kích thước mắt lưới 2a=2cm.

2.4.1.3. Hệ thống lọc vi sinh

Hình thức lọc sinh học, dựa trên hoạt động của các chủng vi khuẩn Nitrate hóa, được sử dụng trong thí nghiệm là lọc sinh học ngập nước (submerged biofilter), một hình thức lọc sinh học phổ biến trong Nuôi trồng thủy sản [49, 50]. Giá thể được sử dụng làm vật bám trong thí nghiệm là các khối nhựa hình cầu (bioballs), có nhiều gai để làm tăng diện tích bề mặt trên một đơn vị thể tích (SSA = 199m2/m3).

Hình 2-3: Giá thể lọc sinh học dùng trong thí nghiệm.

Để gây nuôi vi khuẩn, các giá thể được rửa sạch, cho vào bể chứa nước biển lọc sạch, và sục khí 24/24. Ammonium cloride (NH4Cl) được bổ sung vào bể hàng ngày để duy trì nồng độ TAN là 0.2ppm. Hàng ngày kiểm tra nồng độ TAN và Nitrite trong

bể nuôi cấy. Thời gian đầu, chủng vi khuẩn Nitrosomonas sẽ phát triển, chuyển hóa NH4+ thành Nitrite (NO2-N). Do đó, nồng độ Nitrite sẽ tăng cao trong bể nuôi cấy. Đây là điều kiện thuận lợi cho chủng vi khuẩn sử dụng Nitrite như nguồn Nitơ cho quá trình sinh tổng hợp protein và tạo ra sản phẩm thải là Nitrate (NO3-N), Nitrobacter

phát triển. Hai chủng vi khuẩn này phát triển đầy đủ và hoạt động ổn định khi Ammonia xuất hiện, sẽ lập tức được chuyển hóa thành Nitrite và sau đó là Nitrate mà không bị tích lũy Nitrite trong hệ thống. Quá trình nuôi cấy vi khuẩn thường mất 3 đến 4 tuần.

2.4.1.4. Mô tả hệ thống ương nuôi

Ấu trùng được nuôi trong bể hình trụ đáy cầu theo mô tả của Calado et al. (2008) [18] với đường kính miệng bể là 35 cm, tổng chiều cao là 40 cm với đáy cong cách miệng bể 20 cm. Thể tích nước nuôi là 25 lít. Các đầu lọc (đường kính 80mm với mắt lưới 400µm và 105 µm để giữ và loại bỏ thức ăn sống) được đặt cách mặt nước 40 mm, và gắn vào ống thoát hình chữ T bằng nhựa PVC, đường kính 20mm, đặt cách miệng bể 80 mm.

Hình 2-4: Bể ương nuôi ấu trùng

Nước từ bể nuôi được đi qua một thiết bị lọc (đường kính 150mm, kích thước mắt lưới là 105µ) để loại bỏ chất vẩn, thức ăn thừa trước khi đi vào bể lọc sinh học có thể tích 110 lít. Sau đó, nước được bơm lên một bể chứa (50 lít), và từ đây, nước quay trở lại bể nuôi nhờ trọng lực. Nước từ bể chứa đi vào bể ương thông qua một ống nhựa (Ø = 18mm) với đầu ra đặt ở sát đáy bể.

Sục khí mạnh được đặt trong bể lọc sinh học và bể chứa.

Hình 2-5: Sơ đồ hệ thống thí nghiệm

2.4.1.5. Thức ăn sống

Artemia mới nở là nguồn thức ăn duy nhất được sử dụng cho ương nuôi ấu trùng tôm Hymenocera picta trong suốt quá trình thí nghiệm. Artemia được ấp từ trứng bào xác của công ty INVE (Thái Lan).

Artemia được ấp hàng ngày trong các xô nhựa ở mật độ 2-3g trứng/L, độ mặn 32–33‰, sục khí mạnh, liên tục. Thời gian ấp từ 20-24h.

2.4.1.6. Nguồn nước

Nước biển được mua về từ vùng biển gần Viện. Sau khi được mua về, nước biển được đi qua hệ thống lọc thô bằng cát và san hô để loại bỏ chất vẩn, sau đó được đi vào bể lắng. Trước khi được sử dụng, nước được cho chạy qua hệ thống khử trùng bằng tia cực tím.

2.4.1.7. Các trang thiết bị khác

Các trang thiết bị khác được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm kính hiển vi, bơm chìm, thiết bị kiểm tra chất lượng nước (DO, pH, nhiệt độ, độ mặn), ống nghiệm, nước cất để pha chế hóa chất, pipet tự động (auto pipette).

1. Bể ương (25L)

2. Bể lọc sinh học (110L) 3. Bơm

Các loại hóa chất dùng để phân tích độ kiềm, Ammonia tổng số (TAN), Nitrite (NO2-N), Nitrate (NO3-N), và máy quang phổ dùng để đọc kết quả phân tích các thông số chất lượng nước về hợp chất có chứa Nitơ nêu trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của lọc vi sinh và lọc bằng rong biển (Caulerpa serrata) trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi ấu trùng tôm Hymenocera picta DANA, 1852 (Trang 33)