kiện không xử lý
a) Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Dịch thải được đựng trong bình chứa miệng rộng, tiếp xúc với không khí và giữ ở nhiệt độ phòng. Định kỳ thu mẫu (3 ngày/lần) để đánh giá các chỉ số môi trường của dịch thải. Từ đó, đánh giá khả năng tự làm sạch của dịch thải.
b) Sơ đồ bố trí thí nghiệm: được trình bày trên hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát sự biến đổi tính chất hóa, lý của dịch thải theo thời gian khi không xử lý
Dịch thải
(Bảo quản ở nhiệt độ phòng)
Thời gian (ngày) 0 3 6 9 12 15
- Thu mẫu.
- Xác định: mùi, độ màu, pH, độ đục, TSS, COD, BOD5; đường tổng số
2.2.3.2. Khảo sát các đặc tính hóa, lý của dịch thải theo thời gian khi xử lý bằng biện pháp keo tụ kết hợp BIO-EM
Dịch thải được xử lý COD sơ bộ bằng phương pháp keo tụ bằng PAC (ở pH = 7; nồng độ PAC trong dung dịch = 4g/L; để lắng trong 0,5 giờ). Sau đó, hút lấy dịch bên trên, bổ sung chế phẩm BIO-EM (2 mL BIO-EM/L dịch thải). Chia dịch đã bổ sung BIO-EM thành 2 phần như nhau, cho vào 2 bình chứa A và B y hệt nhau (miệng rộng, hở nắp dung tích 2000 mL).
- Bình A: để yên ở nhiệt độ phòng, không sục khí (ký hiệu: Mẫu EMK) - Bình B: để yên ở nhiệt độ phòng, sục khí liên tục (ký hiệu: Mẫu EMS) Định kỳ (2 ngày/lần) lấy mẫu ở các bình, đem phân tích xác định các chỉ số: mùi, độ màu, pH, độ đục, TSS, COD, BOD5; đường tổng số. Từ đó, đánh giá khả năng xử lý dịch thải bằng biện pháp keo tụ kết hợp xử lý bằng chế phẩm sinh học BIO-EM.
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát dịch thải khi xử lý bằng phương pháp keo tụ kết hợp sử dụng BIO-EM
Dịch thải
Thời gian (ngày) 0 2 4 6 8 - Thu mẫu.
- Xác định: mùi, độ màu, pH, độ đục, TSS, COD, BOD5; đường tổng số
Đánh giá khả năng xử lý dịch thải bằng biện pháp keo tụ kết hợp xử lý bằng BIO-EM
Keo tụ bằng PAC (pH 7; CPAC = 4g/L ; lắng 0,5 giờ).
Thu dịch bên trên
Mẫu EMS:
Bổ sung BIO-EM; sục khí
Mẫu EMK: