1, Đối với các cơ quan quản lý của huyện Đan Phượng:
UBND huyện cần phối hợp với phòng Nội vụ Lao động và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các ngành trọng tâm, mũi nhọn của huyện và việc đầu tư xây dựng các cụm điểm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo mở việc làm.
Chỉ đạo sát sao hơn nữa việc sử dụng các nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, để nguồn vốn được phân bổ có hiệu quả cao nhất.
Đầu tư hợp lý và có hiệu quả vào công tác xuất khẩu lao động để ngày càng đưa được nhiều lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về pháp luật lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Xin cấp trên thêm biên chế, cán bộ chuyên trách về công tác xuất khẩu lao động, vì hiện nay đội ngũ cán bộ của phòng Nội vụ Lao động và xã hội còn thiếu và yếu, các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực trong khi khối lượng công việc lại nhiều dẫn đến tình trạng quá tải.
2, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên:
Cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể đến việc thực hiện các quyết định, chính sách về lao động việc làm.
Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đi đầu trong công tác giải quyết và tạo mở việc làm.
Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhằm thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội cũng là tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho xã hội.
KẾT LUẬN
Việc làm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Giải quyết và tạo việc làm mới có ý nghĩ quyết định trong sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng nói chung và toàn tỉnh Hà Tây nói riêng.
Công tác giải quyết và tạo mở việc làm cho lưc lượng lao động huyện Đan Phượng thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trong tương lai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình kinh tế xã hội của huyện. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết và tạo mở việc làm mới đạt được kết quả cao nhất đưa kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng ngày một phát triển hoà nhịp cùng với sự đi lên của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2006)
2, Giáo trình kinh tế lao động – Nhà xuất bản giáo dục 1998
3, Báo cáo cuối năm về tình hình lao động việc làm huyện Đan Phượng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007
4, Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động huyện Đan Phượng những năm 2002-2007
5, Báo cáo kết quả cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm các năm 2002-2007
6, Báo cáo kết qủa thực hiện chương trình mục tiêu việc làm 2002-2007 7, Báo cáo kết quả công tác Lao đông – Thương binh và Xã hội các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.