Cơ chế bóc tách vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ gia công đến độ nhám bề mặt của máy gia công tia lửa điện (Trang 25)

Trước hết, muốn tách vật liệu ra khỏi phôi thì phải có năng lượng tách vật liệu We [theo 1, Tr. 14].

We = Ue.Ie.te (1.1)

16

thời gian xung như đã trình bày ở phần trên. Vì Ue là hằng số phụ thuộc vào cặp vật

liệu điện cực và phôi nên thực chất We chỉ phụ thuộc vào Ie và te.

Thực tế dòng điện tổng cộng qua kênh plasma qua khe hở phóng điện là tổng của các dòng điện tử chạy tới điện cực dương và dòng các ion dương chạy tới điện cực âm. Tuy nhiên do khối lượng của các ion dương lớn hơn nhiều lần so với khối lượng electron cho nên tốc độ của các electron có tốc độ lớn nhiều lần so với tốc độ của các ion dương. Vì vậy thực chất dòng điện do các ion dương chuyển động về cực âm là rất nhỏ so với dòng các electron chuyển động về cực dương. Do đó có thể bỏ qua dòng điện do sự chuyển động của các ion dương gây ra. Do tốc độ của các electron lớn hơn nhiều lần so với các ion dương nên mật độ các electron tập trung tại cực dương cao hơn nhiều so với mật độ của ion dương tại cực âm. Khi đó mức độ tăng của dòng điện khi bắt đầu có sự phóng điện là rất lớn, điều này là gây ra sự nóng chảy mạnh ở cực dương. Trong khi đó do dòng các ion dương tới cực âm là nhỏ nên không gây ra hiện tượng ăn mòn ở cực âm.

Một lý do quan trọng để tách vật liệu nóng chảy ra khỏi bề mặt là do sự biến mất đột ngột của kênh plasma, điều này dẫn đến sự sút giảm áp suất đột ngột xuống bằng áp suất môi trường xung quanh trong khi đó nhiệt độ không giảm nhanh như vậy dẫn đến sự nổ và bốc hơi khối lượng kim loại nóng chảy đó. Tốc độ cắt dòng điện và mức độ sút giảm áp suất quyết định đến sự nổ và bốc hơi của lớp kim loại nóng chảy. Trong đó thời gian sụt của dòng điện là yếu tố quyết định tới độ nhám gia công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ gia công đến độ nhám bề mặt của máy gia công tia lửa điện (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)