0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Những vấn đề còn hạn chế trong việc áp thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và rượu bia nhập khẩu

Một phần của tài liệu THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THUỐC LÁ VÀ BIA RƯỢU NHẬP KHẨU (Trang 33 -41 )

tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và rượu bia nhập khẩu vào Việt Nam

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực từ 1/1/2004. Có thể nói, cùng với các luật thuế khác, hai luật thuế này đã góp phần thúc đẩy sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, ổn định nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, hai luật này vẫn còn nhiều bất cập, do vậy,cần thiết phải sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo không còn phân biệt đối xử về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng NK, đồng thời bảo đảm không còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và môi trường đầu tư...

* Vấn đề cần được quan tâm nhất là khi tăng hai loại thuế này thì sẽ đi đôi với việc gia tăng nhập lậu thuốc lá và bia rượu:

- 60% rượu ngoại đang tiêu thụ tại thị trường Việt Nam là rượu giả và nhập lậu, ước tính mỗi năm cũng có khoảng 600 triệu bao thuốc lá nhập lậu vào thị trường…

Nằm trong danh mục hàng không được khuyến khích, khi chế tài xử phạt còn nhẹ, nguy cơ gia tăng tình trạng buôn lậu, hàng giả các mặt hàng nhạy cảm như thuốc lá và rượu đang càng ở mức báo động…

Theo Hiệp hội Rượu - Bia và Nước giải khát Việt Nam (VBA), mỗi năm lượng rượu tiêu thụ tại Việt Nam ở mức 462 triệu lít. Trong đó, chủ yếu là rượu dân nấu, rượu sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 17,7% (đã bao gồm cả rượu cốt nhập khẩu đóng chai tại Việt Nam). Rượu ngoại được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam chiếm 19 triệu lít, nhưng có tới 60% là rượu giả và nhập lậu. Những người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh rượu ngoại tiết lộ: riêng tại TP.Hồ Chí Minh, mỗi tháng có khoảng 100.000 chai rượu giả được tiêu thụ, trong đó 3/4 lượng rượu được bán tại các nhà hàng, vũ trường. Ước tính mỗi năm cũng có khoảng 600 triệu bao thuốc lá nhập lậu vào thị trường.

Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), hiện nay thuế suất nhập khẩu rượu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá đều tăng đang là một trong những yếu tố làm gia tăng nạn buôn lậu đối với 2 mặt hàng này.

Nguồn rượu lậu được nhập từ các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái về Hà Nội; từ Đông Hà (Quảng Trị), các cửa khẩu phía Tây Nam đưa về tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình vận chuyển, các chủ hàng thường sử dụng tem rượu giả sản xuất và nhập lậu từ Trung Quốc với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/chiếc. Đối tượng tập kết hàng ở các vùng ven biên giới, sau đó xé nhỏ rồi đưa vào Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hợp thức hoá bằng các tem rượu giả, tem quay vòng để bày bán tại cửa hàng, nhà hàng, vũ trường. Thủ đoạn sản xuất rượu giả cũng ngày càng tinh vi: pha một số rượu rẻ tiền bán trên thị trường với hương liệu, nước đường nấu lên để tạo màu, tạo mùi đặc biệt, hoặc rút ra 50% rượu thật rồi pha 50% rượu giả vào... Với cách thức sản xuất này, hàng nghìn chai rượu ngoại hiệu Hennessy, Chivas, Johnnie Walker… đã được làm giả.

* Trong quá trình thực hiện, Luật thuế TTĐB đã được sửa đổi, bổ sung để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của nước ta. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong những năm tới, Luật thuế TTĐB hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau đây:

1. Theo quy định hiện hành, xì gà và thuốc lá điếu thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, dự báo trên thị trường nội địa sẽ xuất hiện một số loại sản phẩm thuốc lá khác như: thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi. Đây cũng là các sản phẩm thuốc lá, sử dụng là có hại cho sức khoẻ nên không khuyến khích tiêu dùng.

Như vậy, quy định như hiện hành không bao quát được tất cả các loại sản phẩm thuốc lá khác, là những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khoẻ.

2. Về thuế suất:

Mức thuế suất đối với các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB thời gian vừa qua là tương đối hợp lý, điều tiết có hiệu quả cho nguồn thu ngân sách, tuy nhiên trước yêu cầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO thì cần phải có những sửa đổi phù hợp, cụ thể:

- Đối với rượu:

Luật thuế TTĐB hiện hành quy định: Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ thuế suất 30%; Rượu từ 40 độ trở lên thuế suất 65%. Quy định này thể hiện quan điểm không khuyến khích tiêu dùng đối với mặt hàng rượu nói chung, đặc biệt là rượu mạnh từ 40 độ trở lên là mặt hàng nếu sử dụng nhiều có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên trên thực tế rượu sản xuất trong nước chủ yếu là loại có nông độ cồn từ 20% đến dưới 40%, trong khi đó các loại rượu mạnh nhập khẩu thường có nồng độ cồn trên 40%, do vậy các đối tác nước ngoài cho rằng ta đã phân biệt đối xử thông quy quy định này. Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Do vậy, quy định hiện hành về mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên không còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

- Đối với bia:

Luật thuế TTĐB hiện hành quy định bia chai, bia lon: thuế suất 75%; với bia hơi, bia tươi: Năm 2006-2007: thuế suất 30%; từ năm 2008: thuế suất 40%. Thuế suất thuế TTĐB đối với bia hơi là thấp hơn đối với bia chai, bia lon đã được duy trì trong nhiều năm qua, quy định này là phù hợp với hoàn

cảnh kinh tế và điều kiện thu nhập của dân cư trong những năm trước đây. Từ năm 2006 đến nay, thuế suất đối với bia hơi tăng dần theo lộ trình (từ 30 % lên 40%), quy định này một mặt thể hiện việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bia hơi, nhất là các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ có thêm thời gian sắp xếp, tổ chức lại sản xuất để tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và chuẩn bị tốt hơn khi tham gia vào "sân chơi chung", bình đẳng với các doanh nghiệp khác và các sản phẩm bia khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế nước ta trong những năm qua, cần nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng, nên khuyến khích sản xuất các loại đồ uống (trong đó có bia) có chất lượng cao, hạn chế sản xuất, tiêu dùng bia có chất lượng thấp do đó giá rẻ, dễ dẫn đến lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Mặt khác, quy định thuế suất bia như hiện hành là có sự phân biệt theo hình thức bao bì, đóng gói, loại có bao bì (bia chai, bia lon) thì áp dụng thuế suất cao hơn loại không có bao bì (bia hơi, bia tươi) như vậy là chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các sản phẩm bia.

Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đối với mặt hàng bia, trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm chung đối với bia, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì. Do vậy quy định hiện hành không còn phù hợp với cam kết.

3. Căn cứ tính thuế và giá tính thuế:

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế và thực tế có nhiều biến đổi thì căn cứ quy định gía tính thuế đối với mặt hàng bia đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể như sau

Theo quy định của Pháp luật thuế TTĐB hiện hành thì giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế GTGT. Trong đó, đối với

mặt hàng bia, giá tính thuế đối với mặt hàng bia chai thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ giá trị vỏ vỏ hộp (lon), giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ giá trị vỏ hộp (lon) theo mức ấn định cho 1 lít bia (hiện đang được trừ là 3.800 đồng/lít).

Với quy định này thì tuy thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt quy định trong Luật đối với loại bia này là 75%, song nếu tính cả giá trị vỏ lon vào giá tính thuế thì mức thuế suất thực tế chỉ là 50%.

* Nhìn lại thuế giá trị gia tăng sau những năm thực hiện

. Cho đến nay, nhiều quan chức Bộ Tài chính cũng chưa dám khẳng định, Luật Thuế GTGT đã đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế như mục tiêu đã đề ra khi xây dựng luật thuế quan trọng này. Không những thế, chính thuế GTGT đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành thuế khi mà sang năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã chọn là năm đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu thuế và hải quan. “Chúng ta đã xây dựng và đưa vào thực hiện một Luật Thuế GTGT không theo một chuẩn mực nào, chưa phù hợp với thực tế và thông lệ chung... nên càng triển khai càng nhiều thắc mắc, gây ra những sửa đổi, chắp vá”, một quan chức Tổng cục Thuế đã phải thừa nhận như vậy.

Để chứng minh cho nhận định trên, quan chức Tổng cục Thuế đã đưa ra một ví dụ về sự “chẳng giống ai” là Luật Thuế GTGT đã “ôm đồm” tất cả đối tượng chịu thuế lại, từ những người bán hàng rau, hàng mắm ở chợ cho đến tổng công ty lớn có doanh thu cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. “Nếu nhìn ra thế giới, ở những nước thực hiện thuế GTGT, họ đều đặt ra một ngưỡng nhất định khi quy định đối tượng chịu loại thuế này. Chẳng hạn, tại Thái Lan, những đơn vị kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 500.000 bạt trở lên mới nằm trong đối tượng chịu thuế GTGT. Còn những đối tượng có doanh thu dưới

500.000 bạt sẽ thuộc đối tượng thu của thuế thu nhập cá nhân”, quan chức Tổng cục Thuế nói.

Bất cập tiếp theo của Luật Thuế GTGT là có quá nhiều thuế suất. Theo các chuyên gia tài chính, việc có nhiều mức thuế suất đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho thuế GTGT có nhiều thắc mắc từ phía người nộp thuế. Rất may là thời gian qua, Bộ Tài chính đã nhìn thấy điều này nên đã tìm cách thu gọn các thuế suất thuế GTGT lại chỉ còn 3 mức và đang tiếp tục đưa về thành 1 mức duy nhất. “Tuy nhiên, khả năng quy về còn 1 mức thuế suất thuế GTGT sẽ khó có thể thực hiện trước năm 2007”, một quan chức Bộ Tài chính dự báo. Điều này cũng có nghĩa, thắc mắc về thuế suất thuế GTGT của doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục được kéo dài thêm ít nhất là 3 năm nữa.

Không chỉ có nhiều mức thuế suất, Luật Thuế GTGT còn “chẳng giống ai” ở chỗ có tới 2 phương pháp tính thuế (phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp) và rất nhiều loại chứng từ hoá đơn. Chẳng hạn, ngoài 2 loại hoá đơn GTGT phục vụ cho 2 hình thức tính thuế thì Bộ Tài chính thời gian qua còn thừa nhận hàng loạt chứng từ khác như bảng kê, giấy biên nhận... cũng có giá trị như hoá đơn thuế GTGT. Hậu quả là, thời gian qua lúc thì Bộ Tài chính quá dễ dãi trong khâu hoàn thuế gây mất nhiều trăm tỷ đồng của ngân sách nhà nước, khi lại quá chặt chẽ gây khó khăn cho cả những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

Không những thế, các quan chức Tổng cục Thuế cho rằng, các văn bản pháp lý đi kèm để hỗ trợ thực hiện Luật thuế này thời gian qua ban hành không đầy đủ và thiếu rõ ràng. Cụ thể, đó là sự định nghĩa không rõ ràng, giải thích thiếu cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm giữa đối tượng nộp thuế, cơ quan thu thuế và các cơ quan khác có liên quan. Chẳng hạn, xung quanh việc phạt chậm nộp thuế, trường hợp đơn vị kinh doanh không nộp phạt thì sao và ai là người phối hợp cùng cơ quan thuế đi cưỡng chế? Một điều rất đơn giản khi đơn vị chậm nộp thuế và phạt chậm nộp thì các ngân hàng thương mại phải là người có trách nhiệm khấu trừ từ tài khoản của đơn vị đó về cho ngân

sách nhà nước. Nhưng vì chưa có một chế tài đủ mạnh để ép buộc ngân hàng thương mại làm điều này nên trên thực tế ngân hàng còn tìm cách che dấu số dư tài khoản của đơn vị chậm nộp thuế và phạt.

Cuối cùng, hàng loạt những nguyên nhân khách quan khác như các dịch vụ tài chính, ngân hàng ở Việt Nam hầu như vẫn còn đóng băng, chưa hỗ trợ và đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện một cách hoàn hảo việc tự khai, tự nộp thuế. Ngoài ra, việc hầu hết doanh nghiệp ở Việt Nam hiện chỉ quen với việc chi tiêu trực tiếp bằng tiền mặt cũng làm cho công tác quản lý, thu thuế gặp nhiều khó khăn. “Chỉ có mỗi ngành thuế quyết tâm thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực hành thu thuế thôi thì chưa đủ và cũng khó có thể tránh được việc quản lý thiếu hiệu quả, tiêu cực nảy sinh”

* Cách tính thuế mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đang gặp phải phản ứng của một số doanh nghiệp sản xuất bia. Họ cho rằng, Bộ đã thiếu thực tế khi đưa ra quy định chung về giá trị vỏ bia lon để áp thuế.

Theo dự thảo, từ 1/1/2004, mức thuế tiêu thụ đặc biệt ấn định đối với mặt hàng bia lon là: giá bán/thuế suất (75%) trừ đi giá trị của vỏ là 3.800 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, bia lon đang bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức: giá bán/thuế suất (65%) trừ đi 3.000 đồng/lít. Trên thực tế, giá trị vỏ lon bia hiện tính thấp hơn mức giá mà các nhà sản xuất bia đang phải chịu. Cụ thể, vỏ lon bia sản xuất trong nước hiện có giá 3.500-3.600 đồng/lít, loại nhập khẩu giá tới 4.500 đồng/lít. Để doanh nghiệp không bị thiệt thòi khi nộp thuế, Bộ Tài chính quyết định nâng giá trị vỏ bia lên 3.800 đồng/lít. Cách tính này thấp hơn so với giá lon bia nhập khẩu nhưng đó là giải pháp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất hạn chế nhập khẩu, sử dụng vỏ lon trong nước.

Giám đốc tài chính Nhà máy bia Đông Nam Á cho biết, mức giá cố định 3.800 đồng/lít đối với vỏ lon quá thấp. Hiện doanh nghiệp này đang phải nhập vỏ lon với giá khoảng 5.000 đồng/lít. "Sở dĩ chúng tôi phải chấp nhận

việc nhập vỏ lon là do những nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về in, chất lượng... Nếu không việc gì phải nhập ngoại!", bà nói.

Giám đốc một doanh nghiệp bia liên doanh khác cho rằng, ngoài việc đưa ra giá trị vỏ lon thấp, thì chi phí về hộp carton đựng bia lon cũng không được Bộ đề cập đến trong biểu thuế tiêu thụ đặc biệt. "Trong khi đó, mỗi một lít bia chúng tôi đang phải chịu thêm 400-800 đồng giá trị của hộp" - ông nói. Nhiều doanh nghiệp liên doanh bia cho rằng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới nếu được áp dụng sẽ làm cho mỗi lít bia tăng khoảng 5% và sẽ làm họ mỗi năm phải nộp thêm vài tỷ tiền thuế.

Một phần của tài liệu THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THUỐC LÁ VÀ BIA RƯỢU NHẬP KHẨU (Trang 33 -41 )

×