Tình hình khủng hoảng tài chính thế giới

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giải pháp cho các ngân hàng thương mại của việt nam trước xu thế hợp tác và mua lại (Trang 61)

Quá trình M&A của Ngân hàng TMCP Việt Nam đã khởi động từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Và gần đây nhất là sự sụp đổ các ngân hàng lớn ở Mỹ cũng tác động đến xu hướng M&A của các ngân hàng trong nước. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến cho các quỹ đầu tư, các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng làn sóng M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ chưa từng thấy ở Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Hơn nữa, giai đoạn này cũng thường tạo ra các lợi ích lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động M&A, cả bên mua và bên bán, và giá trị cộng hưởng tạo ra từ giao dịch M&A trong giai đoạn này cũng thường lớn hơn nhiều so với giai đoạn kinh tế phát triển tốt. Bởi vì, khác với thời điểm kinh tế thuận lợi, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, một tỷ trọng lớn của các giao dịch M&A là các giao dịch bán doanh nghiệp có sự can thiệp của các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhìn chung, hoạt động M&A của Việt Nam có hai kịch bản: thứ nhất là vực dậy ngân hàng phá sản xuất phát từ sự khó khăn về tài chính, kinh tế và thị trường hiện tại; thứ hai là chủ động từ phía các ngân hàng và các tổ chức tài

chính như một cách cộng thêm sức mạnh để tồn tại và phát triển.

Đồng thời, do có sự khác nhau về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia và sự biến động lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền, có nhiều thương vụ M&A với bên bán và bên mua là các công ty từ các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đã sử dụng lượng tiền mặt sẵn có, lãi suất thấp và việc tăng giá của đồng Yên để mua các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, xu hướng sáp nhập và mua lại là tất yếu, thời điểm sáp nhập đã chín muồi, phù hợp với chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời việc liên kết, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giải pháp cho các ngân hàng thương mại của việt nam trước xu thế hợp tác và mua lại (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)