Biểu đồ 4.10. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ theo kiểu gen Halothane của đực phối

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản của lợn piétrain kháng stress nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp - hải phòng (Trang 44)

kháng stress qua các lứa đẻ

Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ ở các lứa đạt lần lượt là 37,11; 35,84; 40,26; 46,36; 36,99 và 28,14 kg (Bảng 4.3). Khối lượng cai sữa cao nhất ở lứa thứ 4 và thấp nhất lứa 6.

Kết quả này đều thấp hơn chỉ tiêu quy định tại Quyết định 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT với khối lượng cai sữa/ổ đạt từ 50 – 80 kg.

Biểu đồ 4.6. khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ.

4.4. NĂNG SUẤT SINH SẢN THEO KIỂU GEN HALOTHANE CỦA NÁI

Năng suất sinh sản của nái Piétrain theo kiểu gen Halothane được trình bày ở bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress

Chỉ tiêu ĐVT CC CT

n X ± SD n X ± SD

Số con đẻ ra con 121 9,55 ± 2,91 81 9,1 ± 2,53

Số con đẻ ra sống con 121 8,38 ± 2,69 81 7,78 ± 2,32 Số con cai sữa con 94 6,63 ± 2,48 67 6,58 ± 2,67 Tỷ lệ sơ sinh sống % 121 88,68 ± 15,23 81 86,58 ± 15,34

Tỷ lệ cai sữa % 96 72,26 ± 21,16 67 71,4 ± 23

Khối lượng sơ sinh/con kg 961 1,41 ± 0,26 612 1,4 ± 0,26 Khối lượng sơ sinh/ổ kg 116 11,56 ± 3,79 80 10,69 ± 3,47 Khối lượng cai sữa/con kg 623 5,75 ± 1,44 441 5,66 ± 1,26 Khối lượng cai sữa/ổ kg 94 37,09 ± 17,04 64 36,8 ± 17,14

Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ

Qua bảng 4.9, số con đẻ ra/ổ trung bình của nái có kiểu gen CC (9,55 con) cao hơn so với số con đẻ ra/ổ trung bình của nái có kiểu gen CT (9,1 con). Số con đẻ ra sống/ổ của con mẹ có kiểu gen CC đạt 8,38 con, CT đạt 7,78 con.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của S. Jasex và cộng sự (2006) với số con đẻ ra còn sống/ổ của con mẹ có kiểu gen CC và CT lần lượt 10,5 và 10,53 con. Còn kết quả của P. Sellier và cộng sự (1987) lại cho biết số con đẻ ra sống/ổ của mẹ có kiểu gen CC và CT lần lượt 8,92 và 9,01 con.

Biểu đồ 4.7. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ theo kiểu gen Halothane của nái

Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ cai sữa

Số con cai sữa/ổ trung bình ở nái có kiểu gen CC và CT lần lượt là 6,63và

6,58 con. Tỷ lệ cai sữa/ổ của con mẹ có kiểu gen CC và CT lần lượt là 88,68% và 86,58%. Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ cai sữa của nái mang kiểu gen CC đều cao hơn nái mang kiểu gen CT.

Kết quả nghiên cứu này thấp hơn quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT với số con cai sữa/ổ không thấp hơn 8,3 con.

Khối lượng sơ sinh/con

Bảng 4.9 cho thấy khối lượng sơ sinh/con trung bình của nái mang kiểu gen CC và CT đạt các giá trị lần lượt 1,41 kg và 1,4 kg.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs(2012) nghiên cứu trên cùng đối tượng có khối lượng sơ sinh/con

Kết quả nghiên cứu này còn cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoeruegen và cộng sự (1994) về khả năng sinh sản của nái mang gen Halothane kiểu gen CC và CT đạt khối lượng sơ sinh/con lần lượt 1,37 và 1,34 kg.

Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ của nái mang kiểu gen CC (11,56 kg) cao hơn so với nái mang kiểu gen CT (10,69 kg) (Bảng 4.9).

Theo Đỗ Đức Lực và cs(2012) nghiên cứu trên cùng đối tượng có khối lượng sơ sinh/ổ của nái mang kiểu gen CC và nái mang kiểu gen CT lần lượt đạt 13,10kg và 11,49kg, như vậy kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn.

Khối lượng sơ sinh/ổ của nái mang kiểu gen CC và CT thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT không nhỏ hơn 12 kg.

Khối lượng cai sữa/con

Bảng 4.9 cho thấy khối lượng cai sữa/con trung bình ở nái mang kiểu gen CC đạt 5,75 kg cao hơn so với nái mang kiểu gen CT đạt 5,66kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs(2012) với khối lượng cai sữa/con trung bình của nái mang kiểu gen CC và CT lần lượt đạt 6.37 kg và 6,02kg.

Biểu đồ 4.8. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con theo kiểu gen Halothane của nái

Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ trung bình của nái mang kiểu gen CC là 37,09 kg cao hơn nái mang kiểu gen CT là 36,87 kg (Bảng 4.9). Tuy nhiên, khối lượng cai sữa/ổ của nái CC và nái CT thấp hơn so với quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (214) với khối lượng cai sữa/ ổ đạt 50 – 80 kg.

Biểu đồ 4.9. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ theo kiểu gen Halothane của nái

4.5. NĂNG SUẤT SINH SẢN THEO KIỂU GEN HALOTHANE CỦA ĐỰC PHỐI

Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress theo kiểu gen Halothane của đực phối được trình bày ở bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress

Chỉ tiêu ĐVT CC CT

n X ± SD n X ± SD

Số con đẻ ra con 148 9,6 ± 2,65 87 9,28 ± 2,66

Số con đẻ ra sống con 148 8,17 ± 2,38 87 8,08 ± 2,65

Số con cai sữa con 114 6,69 ± 2,5 68 6,57 ± 2,56

Tỷ lệ sơ sinh sống % 148 86,54 ± 15,85 87 87,32 ± 15,84 Tỷ lệ cai sữa % 114 71,37 ± 20,92 68 72,88 ± 23,33 Khối lượng sơ sinh/con kg 1096 1,41 ± 0,26 680 1,41 ± 0,26 Khối lượng sơ sinh/ổ kg 135 11,45 ± 3,46 85 11,17 ± 3,98 Khối lượng cai sữa/con kg 764 5,06b ± 1,38 446 5,86a ± 1,28 Khối lượng cai sữa/ổ kg 111 36,45 ± 15,86 68 38,42 ± 17,72

Ghi chú: Trên cùng một hàng, những giá trị có chữ cái khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra sống/ổ

Số con đẻ ra/ổ trung bình của đực phối mang kiểu gen CC và CT lần lượt 9,6; 9,28 con; số con đẻ ra còn sống/ổ trung bình của đực phối theo kiểu gen CC và CT lần lượt 8,17; 8,8,08 con (Bảng 4.10).

Theo Cechová và cộng sự (2007) cho biết số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra sống/ổ của đực phối theo kiểu gen CC cao hơn kiểu gen CT 1,5 lần. Kết quả của chúng tôi có sự sai khác với kết quả nghiên cứu trên, cho thấy đực Pietrain ở 2 kiểu gen đều thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Xí nghiệp.

Số con đẻ ra còn sống/ổ trên thấp hơn quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT là không nhỏ hơn 9 con.

Biểu đồ 4.10. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ theo kiểu gen Halothane của đực phối

Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ của đực phối có kiểu gen CC là 6,69 con cao hơn so với khi phối với đực mang kiểu gen CT là 6,57 con (Bảng 4.10).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT không nhỏ hơn 8,3 con.

Khối lượng sơ sinh/con

Bảng 4.5 cho thấy khối lượng sơ sinh/con của đực phối có kiểu gen CC (1,41 kg) bằng với đực phối có kiểu gen CT (1,41 kg). Theo Đỗ Đức Lực và cs(2012) cho biết khối lượng sơ sinh/con của đực phối có kiểu gen CC và CT lần lượt là 1,58 kg và 1,35kg, có sự sai khác như vậy do đàn lợn nuôi tại trung tâm giống chất lượng cao trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội thích khi tốt hơn nuôi tại Đồng Hiệp- Hải Phòng.

Khối lượng cai sữa/con

Theo bảng 4.10 khối lượng cai sữa/con trung bình của đực phối có kiểu gen CC đạt 5,06 kg thấp hơn khi phối với đực có kiểu gen CT 5,86 kg. Như vậy khối lượng cai sữa của kiểu gen CC thấp hơn so với kiểu gen CT. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức lực và cs(2012) với khối lượng cai sữa/ con của kiểu gen CC đạt 6,78 kiểu gen CT đạt 6,27 kg.

Biểu đồ 4.11. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con theo kiểu gen Halothane của đực phối

Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ trung bình của đực phối có kiểu gen CC (36,45 kg) thấp hơn so với đực phối có kiểu gen CT (38,42 kg). Kết quả này thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT với khối lượng cai sữa/ổ đạt từ 50 – 80 kg.

Biểu đồ 4.12.Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ theo kiểu gen Halothane của đực phối

4.6. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN GIAI ĐOẠN TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS ĐẾN 60 NGÀY TUỔI CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS

Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress

Chỉ tiêu ĐVT n X ± SD Min Max

Khối lượng cai sữa kg 84 5,94 ± 1,20 3,00 9,00

Khối lượng lúc 60 ngày tuổi kg 84 14,89 ± 1,78 8,00 18,5 Tăng khối lượng từ cai sữa

đến 60 ngày tuổi g/ngày 84 331,84 ± 67,46 180,00 444,44 Thức ăn thu nhận kg 7 172,81 ± 26,95 139,2 222,3

Tăng khối lượng kg 7 107,37 ± 13,77 86,50 128,00

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng

khối lượng kg/kg 7 1,62 ± 0,25 1,19 1,95

Khả năng sinh trưởng

Kết quả cho thấy khối lượng lúc cai sữa và lúc 60 ngày tuổi lần lượt đạt 5,94 và 14,89kg. Kết quả này thấp hơn so với kết quả công bố của tác giả Đỗ Đức Lực và cộng sự (2008), khi khảo sát trên đàn lợn nhập từ Bỉ có khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 19,05 kg. Có sự khác nhau này là do khảo sát của Đỗ Đức Lực các cá thể được nhập về từ Bỉ là những cá thể được chọn lọc tốt nhất trong đàn nên có khối lượng và mức tăng trọng cao hơn, các cá thể đồng đều về khối lượng.

Tăng trọng là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi lợn. Chỉ tiêu này thể hiện được khả năng thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng giống. Tăng trọng trung bình toàn đàn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi là 331,84 g/ ngày.

Kết quả về tăng trọng/ngày từ cai sữa đến 60 ngày trong theo dõi này có phần thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Phượng(2013) trên hai dòng VCN11, VCN12 có tăng trọng/ngày của hai dòng lần lượt đạt 431,87g/con/ngày và 394,25g/con/ngày.

Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng

Kết quả trên bảng 4.11 cho thấy tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày đạt 1,62kg. Kết quả theo dõi này cao hơn kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Phượng(2013) trên hai dòng VCN11 và VCN12 từ cai sữa đến 60 ngày có mức tăng trọng lần lượt là 1,39kg và 1,52kg.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng đạt thấp hơn so với tiêu chuẩn về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với lợn Piétrain giống gốc quy định tai quyết định số 675/QĐ – BNN – CN (2014) của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của nái Piétrain có xu hướng tăng lứa 3, 4, 5 và giảm ở lứa 6.

- Nái Piétrain sinh ra ở Việt Nam có năng suất sinh sản cao hơn so với nái nhập từ Bỉ ở tất cả các chỉ tiêu, ngoại trừ khối lượng sơ sinh/con còn thấp hơn.

- Nái Piétrain mang kiểu gen Halothan CC có năng suất sinh sản cao hơn so với nái mang kiểu gen CT.

- Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Piétrain phối với đực mang kiểu gen CC và CT không có sự sai khác, ngoại trừ chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con.

- Tăng trọng/ngày từ cai sữa đến 60 ngày đạt 331,84g/ngày với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 1,62kg.

5.2. ĐỀ NGHỊ

• Tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đánh giá toàn diện khả năng sinh sản của đàn nái Piétrain kháng stress ở các lứa tiếp theo.

• Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn để đề ra kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước

1. Bộ nông nghiệp và PTNT(2014), Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN về việc phê duyệt các chỉ tiêu KT – KT đối với đàn vật nuôi giống gốc.

2. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỳ (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp – HN.

3. Đặng Vũ Bình (1994), “Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace”, Báo cáo khoa học phần tiểu gia súc, Hội nghị khoa học kỹ thuật Chăn Nuôi – Thú y toàn quốc

7/1994, tr 43 – 50.

4. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số ảnh hưởng đến năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi – Thú y 1992 – 1995, Nxb Nông nghiệp, tr 5 – 8.

5. Đặng Vũ Bình (2003), “Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc”. Tạp chí Khoa học – Kỹ thuật Nông nghiệp 2007. Tập I, số 2/2003, tr 113 – 117.

6. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb KH – KT 7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp – HN.

8. Phan Hữu Doanh, Lưu Kỳ (2005), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp

9. Nguyễn Thị Hải (2011), “Ảnh hưởng của gen Halothane đến sinh trưởng và sinh sản của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

10. Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá tính năng sản xuất của lợn đực ngoại Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/2006, 120 -125

11.Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá tính năng sản xuất của lợn đực ngoại Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 3/2006.

12. Phan Xuân Hảo (2002), “Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothane khác nhau”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

13. Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Vũ Ngọc Sơn (2001), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trại giống lợn ngoại Thanh Hưng – Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y (1999 – 2000), Nxb Nông nghiệp – HN.

14. Trương Lăng (2003), Sổ tay công tác giống lợn, Nxb Đà Nẵng. 15. Trương Lăng (1993), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp – HN.

16. Đỗ Đức Lực, Veleryen Vincen, Farnic Fedrric, Đặng Vũ Bình và Leroy Pascal (2008), “Đánh giá năng suất chăn nuôi của lợn Piétrain kháng stress trong lai công nghiệp”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học, chương trình

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh sản của lợn piétrain kháng stress nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp - hải phòng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w