Tỷ lệ tử vong ngắn hạn và trung hạn (3 năm) các phương pháp điều trị của nhóm ≥65 tuổi so với nhóm <65 tuổi:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi (tt) (Trang 26)

điều trị của nhóm ≥65 tuổi so với nhóm <65 tuổi:

Ngắn hạn:

- Tỷ lệ tử vong chung cao hơn (15,5% so với 5,1%). Tuổi càng cao tỷ lệ tử vong càng tăng và nữ giới tử vong cao hơn nam giới.

- Tỷ lệ tử vong theo dạng NMCT có STCL và KSTCL đều cao hơn. - Bệnh nhân được điều trị CTMVQD có tỷ lệ tử vong thấp hơn điều trị nội khoa bảo tồn ở cả hai nhóm ≥ 65 tuổi (4,1% so với 25,6%) và <65 tuổi (0,9% so với 15,2%).

Trung hạn: theo dõi tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

- Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở tất cả các thời điểm đều cao hơn.

- Nhóm bệnh nhân được điều trị CTMVQD có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần.

KIẾN NGHỊ

- Đau ngực thường không điển hình ở người ≥65 tuổi, do đó cần phải chú ý tầm soát và thử men tim ở bệnh nhân ≥65 tuổi nhập viện trong bệnh cảnh nặng có liên quan đến tim mạch.

- Bệnh nhân ≥65 tuổi bị NMCT cấp thường có tổn thương mạch vành nhiều nhánh, nên việc quyết định chọn lựa chiến lược can thiệp mạch vành cần thận trọng cân nhắc, chọn lựa chiến lược can thiệp có lợi và ít nguy cơ, ít biến chứng.

- Bệnh nhân ≥65 tuổi bị NMCT cấp nếu được can thiệp mạch vành qua da thì tỷ lệ tử vong thấp hơn nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần. Điều này cần được phổ biến cho các bác sỹ không chuyên khoa tim mạch, các bác sỹ cấp cứu là những người tiếp xúc với bệnh nhân giai đoạn sớm và giải thích cho chính bệnh nhân và người nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi (tt) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)