Tách các đối tượng nhờ sử dụng chu tuyến

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC XỬ LÝ ẢNH (Trang 110)

Một trong những bước cơ bản của việc tách các đối tượng hình học là phải xác định được chúng. Mệnh đề 6.3 dưới đây cho ta điều kiện cần để

xác định đối tượng cần tách.

Mệnh đề 6.3

Tồn tại một chu tuyến trong bên trong các đối tượng hình học dạng dấu (dùng đểđánh dấu).

Chứng minh:

Do đặc tính của các đối tượng hình học dạng dấu là nơi để người ta

đánh dấu vào trong do đó tồn tại vùng trắng(vùng để đánh dấu) bên trong Vùng chứa văn bản PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI Đối tượng hình học đánhdấu (x12,y12) (x21,y21) (x22,y22) (x11,y11)

đối tượng hình học dạng dấụ Theo định nghĩa chu tuyến trong các đối tượng này đều tồn tại chu tuyến trong .

Do bản chất của công việc nhận dạng dấu là chỉ quan tâm đến đối tượng có được đánh dấu hay không (bên trong). Hơn nữa, do cấu trúc của phiếu điều tra rất có thể nhiều đối tượng cần nhận dạng lại được bố trí kề

liền nhau (Hình 6.17), do đó ta chỉ cần quan tâm đến chu tuyến trong của

đối tượng, chu tuyến xác định đối tượng dấụ

Chu tuyến trong xác định đối tượng tìm được là một dãy các điểm liên tiếp đóng kín. Sử dụng các thuật toán đơn giản hoá như Douglas Peucker, Band Width, Angle v.v.. ta sẽ thu được một polyline hay nói khác đi là thu

được một đa giác xác định đối tượng dấụ Vấn đề là ta cần phải xác định xem đối tượng có phải là đối tượng cần tách hay không? Như ta đã biết một đa giác có thể có hình dạng tựa như một hình cơ sở, có thể có nhiều cách tiếp cận xấp xỉ khác nhaụ Cách xấp xỉ dựa trên các đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng toàn cục: Các mô men thống kê, số đo hình học như chu vi, diện tích, tập tối ưu các hình chữ nhật phủ hay nội tiếp đa giác v.v..

Đặc trưng địa phương: Các số đo đặc trưng của đường cong như

góc, điểm lồi, lõm, uốn, cực trị v.v..

Hình 6.18. Sơđồ phân loại các đối tượng theo bất biến

Dựa trên các cách tiếp cận được đưa ra trong các tài liệu chúng tôi lựa chọn tiếp cận với các đặc trưng toàn cục và đưa ra sơ đồ xấp xỉ theo các bất biến đồng dạng và bất biến aphin. Việc xấp xỉ tỏ ra rất có hiệu quả đối với một số hình phẳng đặc biệt như tam giác, đường tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình ellipse, hình tròn và một đa giác mẫụ

6.6. TÁCH BẢNG DỰA TRÊN TẬP CÁC HÌNH CHỮ NHẬT RỜI RẠC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC XỬ LÝ ẢNH (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)