YTXH không phải là yếu tố thụ động, cần nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức XH đối với đời sống KTXH, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của YTXH trong mối quan hệ với tồn tại XH. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau:
- YTXH thường lạc hậu hơn so với tồn tại XH. Nguyên nhân:
• Một là: Sự biến đổi của tồn tại XH do tác động mạnh, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức XH có thể không phản ánh kịp mà trở nên lạc hậu. Hơn nữa, YTXH là cái phản ánh tồn tại XH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại XH.
• Hai là: Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH.
• Ba là:YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong XH. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng XH tiến bộ.
Những hiện tượng YT lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng XH mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ những tàn dư ý thức cũ, đấu tranh ra sức phát huy những truyền thống tốt đẹp.
- YTXH có tính vượt trước, đó là những tư tưởng tiến bộ, khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại XH, dự kiến được quy trình khách quan của sự
phát triển thì không có nghĩa nói rằng trong trường hợp này YTXH không còn bị tồn tại XH quyết định nữa. Tư tưởng XH tiên tiến không thoát ly tồn tại XH mà phản ảnh chính xác, sâu sắc tồn tại XH.
- YTXH có tính kế thừa trên sự phát triển của mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng định “phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu VH với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa VH thế giới”
- YTXH có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự phát triển của chúng. Đây là quy luật phát triển của ý thức XH, sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH làm cho ở mỗi hình thái YT có những mặt tích cực không thể giải thích được bằng tồn tại XH hay bằng các điều kiện vật chất.
Ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến những hình thái ý thức khác nhau. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức XH thì ý thức Chính trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướn cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của hình thái ý thức khác nhau. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng, triết học, văn hóa, nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Nhân dân.
- Sự tác động trở lại của YTXH đối với tồn tại XH mà biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của YTXH biểu hiện tập trung vai trò của ý thức XH đối với tồn tại XH.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển XH phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng này nảy sinh, phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng, phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển XH, mở rộng của tư tưởng trong giai cấp. Vì vậy cần phân biệt vai
trò của YT tư tưởng tiến bộ và YT thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển XH.
Như vậy, nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của YTXH, chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của YTXH và của đời sống tinh thần của XH nói chung, nó bác bỏ mỏi quy định siêu hình, máy móc tầm thường vê mối quan hệ giữa tồn tại XH và YTXH.
Câu 14: Hạ tầng kiến trúc xã hội là gì? Trình bày cấu trúc, định nghĩa hạ tầng
kiến trúc xã hội. Ý nghĩa học thuyết này đối với việc nhận thức về con đường đi lên CNXH ở nước ta như thế nào? Tại sao nói sự phát triển của hạ tầng kiến trúc xã hội là quy trình phát triển của tự nhiên?
Học thuyết hình thái kinh tế XH là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Marx. Hình thái đó vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động XH, vạch ra phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử.
Với sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế XH, chủ nghĩa duy vật lịch sư đã vạch ra sự tồn tại và phát triển của các XH trong kết cấu khách quan của chúng. Đó là các hệ thống bao gồm những yếu tố và các mối liên hệ được hình thành và vận động tuân theo những quy luật vốn có của chúng.
1. Cấu trúc của hạ tầng kiến trúc xã hội
Cấu trúc của hạ tầng kiến trúc xã hội có bốn lĩnh vực cơ bản:
a. Lĩnh vực kinh tế xã hội: là lĩnh vực đầu tiên của XH, trong đó phương thức SX là sự thống nhất của LLSX và QHSX. PTSX thay đổi thì vị trí XH cũng thay đối
b. Các quan hệ XH: có nhiều quan hệ: Có nhiều quan hệ:
- Quan hệ giữa cá nhân với XH là quan hệ đầu tiên quyết định cho các quan hệ XH, giải quyết một số khái niệm về con người, cá nhân, nhân cách, vĩ nhân, lãnh tụ, đến định hướng XHCN.
- Quan hệ giai cấp, dân tộc, bình đẳng giữa nam và nữ đến quan hệ XH phản ánh QHSX.
c. Các quan hệ chính trị được xây: dựng dựa trên các quan hệ kinh tế: có các quan hệ Nhà nước, đảng phái, các tổ chức phi chính phủ
d. Ý thức xã hội: quy luật hình thành nên ý thức XH khác nhau, ý thức XH phản ánh tồn tại XH, giải quyết những vấn đề này mới giải quyết được những vấn đề lịch sử khác trong XH
Mỗi lĩnh vực có vị trí, vai trò và ý nghĩa riêng
+ Lĩnh vực a) và b) thực chất là lĩnh vực kinh tế + Lĩnh vực c) và d) thực chất là lĩnh vực xã hội
2. Định nghĩa của hạ tầng kiến trúc xã hội :
- Hạ tầng kiến trúc XH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ SX đặc trưng cho XH đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những quan hệ SX ấy.
Hình thái kinh tế XH là một XH chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn.
- Hạ tầng kiến trúc XH là một XH trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử của nó:
Đề cập đến là đề cập đến hạ tầng kiến trúc XH là nói đến một XH trọn vẹn với đầy đủ tính chất phức tạp, đa dạng. Nghiên cứu hạ tầng kiến trúc XH là tìm hiểu trọn vẹn về XH này, không phải xét chung chung, XH ấy phải được xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Loài người đã trải qua XH Công xã nguyên thủy - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - TBCN - XHCN - CSCN.
Khi một hạ tầng kiến trúc XH ra đời, loài người phát triển thêm một bước. Nhờ vậy lịch sử phát triển của XH loài người là LS nối tiếp nhau của các hạ tầng kiến trúc XH
Tìm ra được nguyên nhân nào, quy luật nào làm cho hạ tầng kiến trúc XH bị thay thế thì đó chính là nguyên nhân, động lực, quy luật của sự phát triển XH. Vì thế cần đầu tư đúng chỗ, đó là vấn đề mang tính chất định hướng cho con người.
- Phần còn lại của định nghĩa nói về kết cấu của hạ tầng kiến trúc XH, hạ tầng kiến trúc XH là một XH cụ thế có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản nhất là: LLSX – QHSX – KTTT trong sự liên hệ tác động qua lại.
LLSX là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hạ tầng KTXH, sự phát triển của hạ tầng KTXH xét đến cùng là do LLSX quyết định.
Quan hệ SX là quan hệ kinh tế cơ bản quyết định tất cả các quan hệ XH khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ XH này với chế độ XH khác. Mỗi hạ tầng KTXH có một kiểu quan hệ SX tương ứng với một trình độ nhất định của LLSX.
Những quan hệ SX của một XH cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng XH mà chức năng của nó là bảo vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài những yếu tố cơ bản của XH trên còn có những quan hệ khác như quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình.
3. Tại sao nói sự phát triển hạ tầng kiến trúc xã hội là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên:
Thứ Nhất: Sự phát triển của hạ tầng kiến trúc XH không phải do ý muốn chủ quan của con người, bởi XH phát triển theo những quy luật vốn có của nó,
mặc dù quy luật Xh bao giờ cũng thông qua hoạt động có ý thức của con người, nhưng quy luật XH hoàn toàn khách quan. XH là một dạng tồn tại đặc biệt của thế giới vật chất, XH phát triển tuân thủ theo quy luật của phép biện chứng của thế giới vật chất. Sự phát triển của các hình thái hạ tầng KTXH là một quá trình lịch sử tự nhiên nhưng trong XH – muốn chuyển từ hạ tầng KTXH này sang một hạ tầng kiến trúc XH khác bao giờ cũng phải thông qua CMXH.
Thứ Hai: Sự vận động phát triển và thay thế nhau của các hạ tầng kiến trúc XH trong lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối.
Các yếu tố cơ bản hợp thành một hạ tầng kinh tế XH có quan hệ biện chứng với nhau, hình thành nên những quy luật phổ biến của XH: quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng… Chính do sự tác động của các quy luật đó mà các hình thái kinh tế XH vận động, phát triển, thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử tự nhiên.
Thứ Ba: Trong quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hạ tầng KTXH, thì quy luật về sự phù hợp của QHSX với tổ chức và trình độ của LLSX có vai trò quyết định nhất, nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển, tiến lên của XH, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của LS.
Thứ Tư: Quá trình phát triển của LS tự nhiên được quyết định bởi những quy luật chung, cho chúng ta nhìn thấy logic của lịch sử thế giới. Nhưng quá trình lịch sử có thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi.
Như vậy quá trình lịch sử tự nhiên có nghĩa là: con người làm ra lịch sử của họ, và tự tạo ra quan hệ XH cho mình – đó là XH. Nhưng XH vận động theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Mỗi hình thái KTXH được coi như một cơ thể XH phát triển theo một quy luật vốn có của nó. Sự thay thế kế tiếp nhau của các hạ tầng kiến trúc XH là quá trình tiến hóa, bao hàm những bước nhảy vọt đã tạo nên tiến bộ trong lịch sử loài người.
Thật vậy, quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của sự phát triển XH chẳng những chỉ ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua
trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hạ tầng KTXH nhất định.
4. Ý nghĩa của học thuyết hạ tầng kiến trúc xã hội
Thứ Nhất: Vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển XH. Động lực lịch sử không phải do lực lượng thần bí nào mà chính là hoạt động thực tiễn của con người. Học thuyết hạ tầng kinh tế XH là quan niệm duy vật biện chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống XH.
Thứ Hai: Vạch ra những nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi XH của các hiện tượng XH, đã biến XH học thành khoa học thật sự.
Thứ Ba: Khắc phục mọi quan điểm duy tâm về lịch sử, duy tâm trừu tượng vô căn cứ về XH, bác bỏ cách miêu tả XH chung chung, phi lịch sử. Hình thức biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về LS, quan niệm ấy chỉ ra rằng “trước hết con người cần phải lao động trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học”
Thứ Tư: Trong tất cả các quan hệ XH, hình thức làm nổi bật những quan hệ vật chất tức là những quan hệ SX là những quan hệ căn bản, ban đầu và quyết định những quan hệ khác. Chủ nghĩa duy vật đã cung cấp cho KHXH một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để phát hiện và tìm kiếm quy luật XH. Vì vậy có thể đem những chế độ của các nước khác khái quát lại thành một khái niệm cơ bản duy nhất là hạ tầng kinh tế XH
Thứ Năm: Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động của XH, vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu XH, là cơ sở lý luận của việc hoạch định các đường lối cách mạng của các Đảng Cộng sản. Dẫn chứng: Có thể nói hình thái về hạ tầng kinh tế XH là cơ sở phương pháp luận của các khoa học XH, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về XH, và do đó là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa XH khoa học.
5. Vận dụng vào nước ta:
Kiên trì tăng trưởng về kinh tế nhưng ổn định về XH, điều đó được thực tế kiểm nghiệm, sự tăng trưởng kinh tế ở nước ta là khá lớn:
a) Trên con đường đi tới CNXH, Việt Nam là quốc gia chưa trải qua thời kì phát triển TBCN. Đối với nước ta, con đường rút ngắn (không trải qua giai đoạn phát triển TBCN) là con đường hiện thực, bởi vì:
+ Cuộc cách mạng CNXH ở Việt Nam nhằm giải quyết những mâu thuẫn, xóa bỏ chế độ phong kiến, xóa bỏ sự xâm lược của đế quốc, giành độc lập dân tộc, phải xây dựng một kiểu nhà nước mới: Nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân và đi lên CNXH.
+ Lịch sử phát triển hạ tầng kinh tế XH là lịch sử phát triển chung ở từng nước khác nhau có sự biểu hiện khác nhau
b) Đối với nước ta đi lên CNXH rất thuận lợi nhưng cũng rất khó khăn : + Về mặt thuận lợi:
- Chúng ta có sự giúp đỡ tích cực của các nước tiên tiến và giai cấp