Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

1.6.Tình hình kinh tế

1. Vài nét về tỉnh Hải Dương

1.6.Tình hình kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 10,8%/ năm giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân GDP là 11,5%/năm trở lên.

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch thể hiện ở Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Hải Dương

Đơn vị: %

Ngành 2003 2004 2006 Kế hoạch

2010

1. Nông – lâm – ngư nghiệp 30,0 28,5 26,9 19,0

2. Công nghiêp – xây dựng 41,5 42,3 43,7 48,0

3. Dịch vụ 28,5 29,2 29,4 33,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 8 KCN với tổng diện tích trên 1.642 ha. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch 33 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc…trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đến ngày 30/09/2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần 2.800 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng; có 187 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 174 triệu USD, đứng trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 1.003 triệu USD. Có 106 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 59.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

- Hoạt động xuất nhập khẩu:

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2001-2006 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng khá, bình quân gần 20%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 224,4 triệu USD (2006). Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 29,5% kim ngạch, giầy dép chiếm 28,6%). Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiều châu lục như Châu Á khoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác.

Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu cho tỉnh nhà, tổng thu ngân sách là 2.317 tỷ VNĐ (2008).

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)