Giao diện chính thứ ba "NHAPDULIEU"

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN MẠNG TRUYỀN TẢI (Trang 95)

Đây là giao diện chính thứ ba mà người dùng phải thao tác. Sau khi kích hoạt menu từ giao diện CHƯƠNG TRÌNH TÍNH chương trình sẽ mở ra bảng nhập dữ liệu đồng thời sẽ kích hoạt đồng hồ hiển thị thời điểm nhập dữ liệu bên góc phải của giao diện chính thứ hai cũng như bên góc phải giao diện chính thứ ba.

Trên bảng nhập dữ liệu đòi hỏi người sử dụng phải nhập đầy đủ những dữ liệu yêu cầu. Để nhập được đầy đủ và chính xác những dữ liệu, người dùng nên đọc phần hướng dẫn nhập dữ liệu từ menu trước khi tiến hành việc nhập dữ liệu. Chương trình đòi hỏi mạng điện phải được đánh số thứ tự nút. Nên đánh số nút bằng số thường và đánh số liên tục. Khi nhập dữ liệu nên nhập hết nút này rồi đến nút kế tiếp.

Hình 4.8: Giao diện phần nhập thông số cơ bản.

Hình 4.9: Giao diện phần nhập dữ liệu tính bù công suất phản kháng. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Người sử dụng phải nhập các giá trị S cơ bản của hệ thống (MVA), U cơ bản của hệ thống (kV), giá trị sai số mà phép toán tính phân bố công suất có thể chấp nhận được (không nên chọn giá trị sai số quá nhỏ vì với những mạng điện lớn chương trình sẽ cho ra kết quả rất chậm đòi hỏi cấu hình máy tính phải rất mạnh). Nhằm khắc phục tình trạng này chương trình đưa thêm vào thừa số tăng tốc, tuỳ theo bài toán mà chọn thừa số này cho thích hợp; đối với bài toán nhỏ nên chọn là 1. Để biết được đơn vị tính của thông số cần nhập người dùng di chuyển chuột vào khung cần nhập sẽ hiển thị lên đơn vị của thông số cần nhập như trên Hình 4.8. Thao tác này cũng được dùng cho phần nhập dữ liệu tính bù công suất phản kháng khi muốn biết đơn vị của thông số mình cần nhập.

4.2.3.2. Dữ liệu tính bù công suất phản kháng

Trong phần dữ liệu tính bù công suất phản kháng, đòi hỏi người dùng nhập các giá trị sau:

Hệ số thu hồi vốn (hệ số tiêu chuẩn thu hồi vốn đầu tư ban đầu), hệ số phí tổn (hệ số phí tổn trong vận hành), tiền tụ bù (số tiền phải trả cho 1 MVAr), giá điện năng (số tiền phải trả cho 1 MWh), tổn thất tụ (tổn thất công suất trên một đơn vị thiết bị bù), thời gian đóng tụ (thời gian đóng tụ điện trong năm –giờ/năm), thời gian tổn thất (tổng thời gian tổn thất công suất trong tụ bù – giờ/năm). Để diễn giải cho đầy đủ thông tin của thông số cần nhập người dùng sử dụng thao tác di chuyển chuột lại vùng chứa tên thông số cần nhập như Hình 4.9.

SVTH: Trần Mỹ Thiện 37

Hình 4.10: Giao diện phần nhập dữ liệu tính Ybus. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Hình 4.11: Bảng nhập tập tin dữ liệu tính Ybus. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Có 2 cách nhập: nhập trực tiếp hoặc nhập từ tập tin (textfile). Người sử dụng chỉ chọn được một cách nhập mà thôi.

a. Nhập trực tiếp:

Người dùng nhập đầy đủ dữ liệu vào ô nhập dữ liệu theo thứ tự hàng (từ 3 hàng trở lên) và cột (6 cột) mà chương trình đòi hỏi (vì mạng điện phải từ 3 nút trở lên). Để xem ví dụ về cách nhập người dùng di chuyển chuột lại vùng nhập dữ liệu. Dùng phím cách hoặc Tab để ngăn cách các số trong cùng một hàng.

Cột 1: từ nút số mấy trong mạng điện. Cột 2: đến nút số mấy trong mạng điện.

Cột 3: giá trị điện trở trên nhánh tương ứng với số nút nhập vào. Cột 4: giá trị cảm kháng trên nhánh tương ứng với số nút nhập vào.

Cột 5: giá trị một nửa dung dẫn trên nhánh tương ứng với số nút nhập vào. Cột 6: giá trị Zcơ bản tương ứng ngay tại số nút nhập vào.

b. Nhập từ tập tin:

Khi menu được kích hoạt sẽ mở ra bảng nhập dữ liệu tính YBUS.

Người sử dụng nên đọc cẩn thận lời hướng dẫn để biết cách nhập tên tập tin. Tập tin nhập vào phải là dạng Textfile có thể soạn bằng Notepad hoặc những dữ liệu từ phần mềm khác copy vào Notepad và lưu với phần mở rộng ".txt". Tập tin có phần mở rộng (.m) dành cho những người biết sử dụng phần mềm Matlab.

Hình 4.12: Bảng nhập tập tin dữ liệu tính phân bổ công suất. Giao diện chương trình chính thứ nhất

è Trong cách nhập trực tiếp và nhập từ tập tin người sử dụng nên nhập

cẩn thận để tránh thiếu đi dữ liệu của số hàng hoặc số cột của mỗi hàng.

4.2.3.4. Dữ liệu tính PBCS

Cách nhập dữ liệu cũng có hai cách nhập: trực tiếp và gián tiếp.

a. Nhập trực tiếp:

Người dùng phải nhập vào 11 cột dữ liệu - Cột 1: số thứ tự nút.

- Cột 2: mã của số nút nhập vào. - Cột 3: điện áp thực tại nút. - Cột 4: điện áp cơ bản tại nút.

- Cột 5 và 6: công suất MW và MVAr của phụ tải.

- Cột 7 đến cột 10: công suất MW, MVAr, MVAr min, MVAr max của máy phát.

- Cột 11: công suất MVAr cố định của máy phát (nếu là máy phát nếu có công suất MVAr cố dịnh thì ghi tại cột 8 là không và ghi công suất này vào cột 11). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mã nút nhập vào ở cột 2 dùng để chỉ định nút phụ tải, nút có điều chỉnh điện áp và nút cân bằng như chỉ dẫn dưới đây:

1: mã này dùng cho nút cân bằng. Thông tin cần thiết cho nút này là điện áp thực và điện áp cơ bản.

0: mã này dùng cho nút phụ tải. Dữ liệu cần là điện áp thực, điện áp cơ bản, số dương MW và MVAr.

2: mã này dùng cho nút có điều chỉnh điện áp. Đối với nút này cần trị số điện áp thực, điện áp cơ bản, công suất tác dụng MW, công suất phản kháng

SVTH: Trần Mỹ Thiện 39

Hình 4.13: Bảng nhập tập tin dữ liệu tính phân bổ công suất. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Hình 4.14: Bảng thông báo dữ liệu đang được nhận.

b. Nhập từ tập tin:

Khi kích hoạt sẽ mở ra giao diện:

Cách nhập tương tự như phần nhập trực tiếp dữ liệu tính YBUS

è Trong cách nhập trực tiếp và nhập từ tập tin người sử dụng nên nhập

cẩn thận để tránh thiếu đi dữ liệu của số hàng hoặc số cột của mỗi hàng.

4.2.3.5. Kiểm tra dữ liệu

Sau khi đã hoàn thành quá trình nhập tất cả các dữ liệu kích hoạt, kích

hoạt menu sẽ xuất hiện những trường hợp:

a. Nếu dữ liệu nhập vào bằng cách nhập trực tiếp đúng thực tế sẽ hiện

ra một bảng thông báo báo dữ liệu đã được nhận.

b. Nếu dữ liệu nhập vào mà có những sai sót cơ bản thì chương trình sẽ xuất hiện những cảnh báo để người sử dụng biết (xem kỹ những loại bảng cảnh báo trong menu của chương trình hoặc trong phần phụ lục ).

Ví dụ: Nếu dữ liệu trong ô S cơ bản để trống thì sau khi kiểm tra dữ liệu sẽ hiện bảng thông báo:

Hình 4.15: Bảng cảnh báo thiếu dữ liệu. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Hình 4.16: Bảng cảnh báo nhập dữ liệu từ tập tin. Giao diện chương trình chính thứ nhất

Hình 4.17: Bảng thông báo cách save dữ liệu. Giao diện chương trình chính thứ nhất

c. Nếu dữ liệu được nhập từ tập tin và các dữ liệu không bị sai sót. Sau khi kiểm tra dữ liệu sẽ hiển thị bảng thông báo dữ liệu đang được nhận như Hình 4.14 đồng thời hiện ra bảng thông báo đang nhận dữ liệu tínhYBUS hoặc phân bổ công suất từ đâu.

Ví dụ: dữ liệu YBUS nhập từ tập tin còn dữ liệu tính phân bố công suất nhập trực tiếp. Khi kiểm tra sẽ hiện ra bảng thông báo dữ liệu đang được nhận đồng thời hiện ra bảng thông báo đang nhập dữ liệu tính YBUS từ Textfile.

4.2.3.6.Menu

Khi menu được kích hoạt sẽ hiện ra bảng thông báo hướng dẫn người sử dụng lưu lại dữ liệu như thế nào.

4.2.3.7.Menu

Đây là phần thao tác cuối cùng của người sử dụng chương trình khi đã hoàn tất việc nhập dữ liệu. Nhằm để chắc chắn dữ liệu đã được lưu nên khi kích hoạt menu này sẽ không đóng lại bảng nhập dữ liệu mà sẽ hiện lên bảng thông báo với hai lựa chọn.

SVTH: Trần Mỹ Thiện 41

Nếu chọn menu sẽ đóng lại phần nhập dữ liệu, nếu chọn menu thì bảng thông báo sẽ đóng lại hiện lên phần giao diện nhập dữ liệu để người sử dụng tiến hành việc lưu dữ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.8. Menu

Sẽ có 5 sự tuỳ chọn cho người sử dụng chọn lựa khi cần

xem hướng dẫn. Nếu cần xem hướng dẫn phần nào thì sẽ chọn phần hướng dẫn đó.

4.2.3.9. Menu

Ở phần phụ lục sẽ xuất hiện ba sự chọn lựa

Tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng mà có sự chọn lựa thích hợp.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN MẠNG TRUYỀN TẢI (Trang 95)