Định hướng phát triển của Cảng Chân Mây

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CẢNG CHÂN MÂY (Trang 26)

Phát triển Cảng Chân Mây theo hướng hiện đại hóa với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, góp phần tăng sức mạnh cạnh tranh của vận tải biển Việt Nam, chủ động hội nhập và mở rộng thị trường trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Phân Tích SWOT

- Điểm mạnh: Tổ chức đang dần hoàn thiện, đội ngũ công nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm và Cảng Chân Mây luôn có sự gắn kết và được sự quan tâm giúp đỡ, hổ trợ đắc lực của các ban ngành địa phương và Trung ương.

- Điểm yếu: Đang gặp khó khăn trong việc chia tải cho bến cảng số 1 và không được nhiều ưu đãi như các Cảng biển gần các trung tâm kinh tế lớn.

- Cơ hội: Chính Phủ Việt Nam khẳng định vẫn tiếp tục lấy kinh tế vận tải biển làm mũi nhọn, , đặc biệt là việc cung cấp vốn cho đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống Cảng Nước sâu. Trong đó có Cảng Chân Mây.

- Đe dọa: Chính sách đầu tư dàn trãi, không có sự chú trọng tập trung vốn theo chiều sâu khiến cạnh tranh ngày càng tăng cao.

3.2.1. Phân tích môi trường

Phân tích các yếu tố về môi trường kinh tế, môi trường ngành, các lực lượng cạnh tranh, thị trường, khách hàng mục tiêu, các vấn đề nhân sự để sử dụng vào việc phát triển thương hiệu.

3.2.2. Thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu

- Tầm nhìn: Xây dựng Cảng Chân Mây trở thành cảng trung chuyển đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Sứ mệnh: Tiếp tục với sứ mệnh là góp phần vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực, phục vụ cho quá trỉnh phát triển và hiện đại hoá đất nước.

3.2.3. Định vị thương hiệu Cảng Chân Mây

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CẢNG CHÂN MÂY (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w