Đa số các đặc tính có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc tính thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng.
Chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi).
Độ nhô răng cửa hàm dưới – góc răng cửa (r = – 0,76) (13 tuổi). Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/PtV = 0,68 (14 tuổi). Góc trục mặt – chiều cao mặt toàn bộ r = – 0,71 (15 tuổi).
KIẾN NGHỊ
Do giới hạn về thời gian, chúng tôi không thể tiếp tục theo dõi tiếp sự thay đổi và phát triển của cấu trúc sọ – mặt – răng sau tuổi dậy thì. Do đó, từ những vấn đề ghi nhận được sau quá trình nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất sau:
1. Cần tiếp tục theo dõi các cá thể sau tuổi dậy thì để đánh giá toàn diện hơn về sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt của người Việt nhằm làm phong phú hơn nguồn tài liệu tham khảo vốn dĩ còn rất hạn chế trong vấn đề này.
2. Quy mô của nghiên cứu cần mở rộng hơn về cỡ mẫu, địa dư… để giúp hạn chế những nhược điểm đặc thù của mẫu nghiên cứu được chọn trên vùng miền. Từ đó, góp phần nâng cao tính phổ quát và suy rộng của đề tài.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Nguyên Lâm, Trần Thị Quỳnh Như (2014), “ Phân tích
Ricketts ở trẻ 15 tuổi tại Trường Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”, Y học thực hành – số 5 (917), tr.131-134.
2. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Bắc Hùng (2014), “Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích Ricketts” Y học thực hành – số 6 (923), tr.67-71.
3. Lê Nguyên Lâm, Tôn Mỹ Ngọc, Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (2014), “Khảo sát độ nhô môi và đặc điểm nền sọ trước ở trẻ 15 (2014), “Khảo sát độ nhô môi và đặc điểm nền sọ trước ở trẻ 15 tuổi theo phân tích Ricketts, Holdaway tại trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”. Y học thực hành – số 7 (925), tr.120-124.