CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC 1 Các ký hiệu sử dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng cắt may căn bản (Trang 26)

1. Các ký hiệu sử dụng

Hiện nay, trên hầu hết các hàng dệt và may được sản xuất ở các nước trên thế giới đều có đính hoặc in các ký hiệu hướng dẫn sử dụng ở vị trí phù hợp. Đó là các biểu tượng tương đối thống nhất giúp người sử dụng hiểu biết cách dùng loại hàng hoá này.

a/ Các ký hiệu thường dùng

b/ Những ký hiệu hướng dẫn cách giặt c/ Những ký hiệu hướng đẫn tẩy trắng c/ Những ký hiệu hướng đẫn tẩy trắng

d/ Những ký hiệu hướng dẫn làm sạch bằng hoá chất e/ Những ký hiệu hướng dẫn làm khô e/ Những ký hiệu hướng dẫn làm khô

f/ Những ký hiệu hướng dẫn cách là

2. Cách bảo quản trang phục

a/ Sự hao mòn khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng y phục, một hiện tượng liên tục xẩy ra là sự hao mòn. Hậu quả của quá trình này là cấu tạo biến đổi, bề mặt xấu dần đi dẫn đến phá huỷ y phục.

Sự hao mòn do nhiều nguyên nhân gây ra: do mài mòn, do tiếp xúc với hoá chất, vi sinh vật, khí hậu, bức xạ mặt trời... Trong các nguyên nhân đó, hao mòn là yếu tố mài mòn thường thấy rõ hơn cả. Đó là sự giảm khối lượng vì cọ xát với vật tiếp xúc, làm y phục mỏng dần dẫn đến bị thủng.

Nấm mốc thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng y phục, nhất là trong điều kiện môi trường khí hậu không phù hợp (độ ẩm cao, môi trường của vi sinh vật). Chúng làm giảm giá trị cảm quan của y phục như đổi màu, giảm độ bóng, làm bề mặt xỉn bẩn, không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng, dẫn đến làm giảm độ bền của trang phục. Vi khuẩn, nấm mốc phát triển đặc biệt nhanh khi vật liệu bị ẩm ướt. Ví dụ: loại vải bông khi ở môi trường đất ẩm bị vi sinh vật phá huỷ trong vòng nửa tháng. Thông thường, các loại vải bông, lanh, gai, viscose, len dễ bị vi sinh vật phá huỷ hơn cả.

b/ Cách bảo quản

Y phục sau khi sử dụng phải được giặt sạch, phơi khô trước khi cất giữ. Tuỳ theo chất liệu của y phục mà áp dụng những biện pháp giặt tẩy cho thích hợp. Cần xếp các loại trang phục có màu sắc gần nhau vào cùng một chỗ. Đặc biệt lưu ý: tránh xếp trang phục màu trắng cạnh màu sẫm để tránh bị loang màu. Đối với hàng len, cần rải thêm long não (băng phiến) để loại trừ mối mọt, vi sinh vật.

Khi để trong kho, hàng dệt may cần được xếp nơi khô ráo, thóang mát, xa nguồn nước, hoá chất hoặc nguồn thực phẩm. Các kiện, bao, hòm đựng y phục cần được đặt giấy cách ẩm, chống mục, chống ánh sáng như giấy phủ nến, hắc ín bao gói sản phẩm. Các kiện hàng phải đặt trên bệ, kệ, cách tường ít nhất 20cm. Vì môi trường ẩm thuận lợi cho vi sinh vật phát triển là 75 - 95%, do đó cần có biện pháp đảm bảo độ ẩm không khí thích hợp bên trong kho. Kho phải được sắp xếp thông thoáng, tránh ảnh hưởng trực tiếp của mưa gió.

Chương III

CÁC KỸ THUẬT MAY CĂN BẢN

I - CÁC ĐƯỜNG MAY TAY CĂN BẢN

1. Chuẩn bị trước khi may

a/ Chỗ ngồi may

Chọn chỗ ngồi may thoáng mát để tạo sự thoái mái trong khi làm việc. Cần bố trí hợp lý giữa ghế ngồi và bàn làm việc cho phù hợp với tầm vóc, hạn chế cong cột sống.

b/ Ánh sáng

Cường độ chiếu sáng vừa đủ (300 lux) tương đương độ sáng ban ngày. Đối với hàng vải sáng màu có thể giảm 20 - 40%. Ngược lại, khi may hàng vải sẫm màu cần tăng thêm 20 - 40%.

c/ Xâu chỉ

Lấy chỉ vừa đủ dùng. Dùng kéo cắt vát đầu chỉ, vê nhọn, luồn qua lỗ kim (không nên bứt đầu chỉ, chỉ sẽ bị tưa xơ đầu khó xâu qua lỗ kim).

d/ Cách cầm kim

Cầm kim bên tay thuận, ngón cái và ngón trỏ kẹp đuôi kim tì vào đê.

2. Các đường may tay căn bản 2.1. May vắt 2.1. May vắt

a/ May vắt mí gấp mép * Cách thực hiện: * Cách thực hiện:

- Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa để vải nằm êm.

- Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm (a). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đâm kim xuống tại điểm (b) cách điểm (a) 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm (c) và điểm (a') cùng một lúc. Điểm (b) và điểm (c) cách nhau một canh chỉ vải.

* Yêu cầu kỹ thuật:

Các mũi may đều nhau, không nhăn vải.

* Ứng dụng:

Mũi may vắt mí gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo...

b/ May vắt hàng rào * Cách thực hiện: * Cách thực hiện:

- Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm êm.

- Thực hiện đường vắt từ trái sang phải tạo thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm (a) sang điểm (b) ở lớp vải trên và từ điểm (c) sang điểm (d) ở lớp vải dưới sát mép vải trên.

- Thực hiện cho đến hết đường may. * Yêu cầu kỹ thuật:

- Khoảng cách giữa các mũi may đều nhau. - Các mũi may ở bề mặt nhỏ và nhuyễn.

* Ứng dụng:

- Vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. - Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần...

2.2. May luồn

* Cách thực hiện:

- Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm êm.

- Thực hiện ở bề trái của vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái. Luồn kim vào bên trong mép vải gấp, may mũi lược chìm. Mũi may nhỏ khoảng 1 - 2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3 - 5mm.

* Yêu cầu kỹ thuật:

- Mũi may đều nhau và thẳng hàng.

- Đường may ở bề mặt vải thật nhỏ, không thấy rõ. Bề trái vải không lộ đường chỉ.

- Đường may thẳng, không nhăn vải.

* Ứng dụng:

Mũi luồn được ứng dụng để may viền tà áo, lai áo bà ba, áo dài...

Một phần của tài liệu Bài giảng cắt may căn bản (Trang 26)