CHƯƠNG VI: ĐỊA MẠO

Một phần của tài liệu thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố lạng sơn. (Trang 37)

I. Đặc điểm đứt gãy

CHƯƠNG VI: ĐỊA MẠO

Vùng thành phố Lạng Sơn thuộc vùng núi thấp ở Đông Bắc nước ta. Nơi đây có địa hình đồi núi, núi đá vôi, thung lũng và đồng bằng cấu tạo từ các đá lục nguyên cacbonat, đá phun trào phát triển trên các cấu trúc dạng phức nếp lồi thành tạo từ kỷ Cacbon đến nay.

Vùng nghiên cứu của chúng tôi trải qua chế độ lục địa lâu dài trong đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho quá trình phong hoá bóc mòn, hoà tan, xâm thực thành tạo các kiểu địa hình khác nhau.

Do các thành tạo cacbon thuộc hệ tầng Bắc Sơn có tuổi cổ nhất , đóng vai trò nhận dạng phức nếp uốn, nằm trong điều kiệu không gian, thời gian đã nêu ở trên, mà đây lại là nơi đất đá bị hoà tan, bóc mòn, xâm thực mạnh nhất tạo nên những dải nghiên cứu thấp nhất trong vùng nghiên cứu. Càng xa trung tâm các đá càng trẻ hơn, đông thời địa hình lại cao hơn tạo nên địa hình đảo ngược rất đặc trưng.

Trên cơ sở đã trình bày, thấy rõ địa hình ở đây có quan hệ chặt chẽ với thành phần đất đá, với cấu trúc địa chất, với vận động kiến tạo trẻ và với điều kiện khí hậu. Trong điều kiện tổng hoà các mối quan hệ trên đã hình thành tại đây ba kiểu địa hình nguồn gốc hình thái đặc trưng. Đó là các kiểu địa hình xâm thực, bóc mòn, kiểu địa hình karst và kiểu địa hình tích tụ.

VI. Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn:

Trên bản đồ địa mạo kiểu địa hình này đươc ký hiệu là “ I ” và được tô màu hồng

Đây là kiểu địa hình khá phức tạp bao gồm các quá trình:

- Mang các vật liệu do phong hoá ở trên các miền sườn thung lũng di chuyển theo dòng nước, theo dòng chảy đi nơi khác.

- Các vật liệu vụn, cứng di chuyển theo, xảy ra vào cuối Pecmi muộn - Trias sớm tạo nên các nếp uốn trong đó có thành tạo lục nguyên, silic, cacbonat ở đây.

- Xảy ra vào cuối Cacni thành tạo các nếp uốn trong đới trầm tích phun trào dọc theo các đới tách dãn.

- Xảy ra vào cuối Neogen sớm tạo nên các nếp uốn trong hệ tầng Nà Dương. Có thể nói kiểu địa hình này phân bố khá phổ biến xung quanh thành phố Lạng Sơn, có diện tích phân bố lớn nhất trong toàn vùng nghiên cứu. Phần địa hình kiểu này là đồi núi thấp, có xen các thung lũng nhỏ kéo dài hoặc dạng phức tạp. Độ cao tuyệt đối của kiểu địa hình này thay đổi từ 260m – 600m. Mức độ phân cắt đứng từ vài chục m – 200m, cường độ phân cắt ngang ở mức độ trung bình

Kiểu địa hình này chia làm hai phụ kiểu:

VI.1.1. Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh:

Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ Ia” và được tô màu hồng đậm.

Phụ kiểu này bao gồm các núi thấp và đồi cao thuộc các dải nâng lên tương đối mạnh. Trong vùng nghiên cứu của chúng tôi kiểu địa hình này được phân bố ở phía Tây Bắc Nà Chuông và phía Tây Nam Chùa Tiên.

tích cát kết, bột kết, sét kết, cuội dăm kết

Cấu trúc địa chất của phụ kiểu này là cấu trúc đơn nghiêng, nếp uốn nhỏ. Các đặc điểm chính của phụ kiểu địa hình này là :

- Độ dốc của địa hình khá lớn thay đổi từ 20-300 đến 40-VI00. - Sườn địa hình phần lớn là dạng lồi.

- Quá trình xâm thực phát triển mạnh tạo nên các thung lũng khá sâu dạng chữ V như ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của vùng.

Những đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt phụ kiểu địa hình này với các kiểu và phụ kiểu địa hình khác.

VI.1.2. Phụ kiểu xâm thực bóc mòn yếu:

Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ Ib” và được tô màu hồng nhạt.

Phụ kiểu này phát triển trên các dải đồi thấp xung quanh thành phố Lạng Sơn. Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là đá vôi, cát kết, bột kết (sét kết) sạn kết, đá phun trào ryolit. Cấu trúc của các thành tạo trên là các nếp uốn nhỏ, thoải và đơn nghiêng. Chúng có đặc điểm chính sau:

- Địa hình của phụ kiểu này là đồi thoải có góc dốc nhỏ từ 15-200 đến 30- 400.

- Đỉnh đồi tròn và vuông.

- Vỏ phong hoá phát triển trên các đá này thuộc sét kaolin và feralit.

Theo một số tài liệu đo đạc cho thấy, ven thung lũng Nasa các đới đang hạ tương đối tốc độ là vài phần mm/năm. Điều này cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ kiểu địa hình này.

VI.2. Kiểu địa hình karst:

Trên bản đồ địa mạo, kiểu địa hình này được ký hiệu là “ II ” và được tô màu da cam

Kiểu địa hình này phân bố ở thung lũng Lạng Sơn và một số nơi khác

Kiểu địa hình Karst được hình thành do quá trình hoà tan đá vôi dưới tác dụng của nước, cacbonic và các yếu tố khác.

Do đặc điểm cấu trúc của các lớp đá vôi, nhất là khe nứt, đứt gãy nên hiện tượng hoà tan phát triển không đều. Một số nơi phát triển khá mạnh tạo nên địa hình thấp dạng thung lũng. Số khác chưa bị hoà tan còn sót lại đới các dạng núi, dải núi, khối đá vôi như ở Tam Tanh, Nhị Thanh.

VI.2.1. Phụ kiểu địa hình bồn địa karst:

Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIa” và được tô màu da cam nhạt

Phụ kiểu địa hình có diện tích lớn nhất trong kiểu địa hình này, ứng với bề mặt đồng bằng -thung lũng Lạng Sơn. Bề mặt bồn địa khá bằng phẳng, trên bề mặt phát triển một số gò đồi, một số hố và dải thấp, một số sông núi. Trên gò đồi có lớp tàn tích do phong hoá đá vôi là sét terarosa màu vàng, vàng nâu có chiều dày từ vài cm đến vài mét. Các dải thấp phần lớn là bề mặt các dải đồng bằng hẹp, các bề mặt khá bằng phẳng. Sét ở đây khá dẻo, mịn, mặt lớp nằm ngang. Các hố trũng ở đây chủ yếu là dạng phễu hoặc dạng lòng bồn địa karst, diện tích vài trăm m2 đến vài nghìn m2. Suối trên bề mặt bồn địa chủ yếu là suối Lauly kéo dài từ phía Tây đến Đông chợ Kỳ Lừa sau đó đổ ra sông Kỳ Cùng.

Bề mặt bồn địa là nơi tập trung khu dân cư lớn nhất của thành phố Lạng Sơn. Nơi đây tập trung nhiều công trình công cộng, công sở, nhà máy...

VI.2.2. Phụ kiểu địa hình núi sót karst:

Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIb ” và được tô màu da cam đậm

Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Tây thành phố Lạng Sơn tập trung ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, sau đó là khu vực Chùa Tiên, Phai Lây. Đây là các núi hoặc khối đá vôi có quy mô trung bình và nhỏ có độ cao trên dưới 100m

Bề mặt có dạng karst lởm chởm tai mèo, răng ca sắc nhọ. Sườn dốc, dốc đứng như ở phía Tây Nhị Thanh, vách đá vôi định hướng hoàn toàn theo các khe nứt lớn, kéo dài. ở chân núi thường có hang bậc một và dấu ăn mòn của của nước suối, hồ như ở Nhị Thanh, Chùa Tiên. Trong khối núi gặp các hang hốc karst, lớn nhất là hệ thống hang Tam Thanh, Nhị Thanh, ở đây có 2 bậc hang, hai bậc hang này cách nhau khoảng 6 – 8 m.

VI.3 . Kiểu địa hình tích tụ:

Trên bản đồ địa mạo, kiểu địa hình này được ký hiệu là “ III ” và được tô màu xanh

Kiểu địa hình tích tụ là kiểu địa hình được thành tạo do quá trình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ có tuổi Đệ Tứ trong khu vực. Chúng phân bố dọc theo sông Kỳ Cùng, dọc theo các suối trong vùng như Nasa, Lauly, dọc theo các thung lũng giữa núi.

Nguyên nhân dẫn đến quá trình tích tụ của các dòng sông chủ yếu vẫn là do động năng của dòng chảy. Nếu như động năng lớn sẽ dẫn đến quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ, thì quá trình tích tụ ngược lại chỉ xảy ra khi dòng nước có động năng yếu. Dòng sông càng trẻ thì diện tích tụ càng hẹp. Trong cùng một dòng sông, ở thượng lưu do có dòng nước động năng lớn nên khả năng tích tụ kém. Còn hạ lưu

động năng dòng chảy nhỏ, dòng lại ngoằn ngoèo nhiều chướng ngại nên quá trình tích tụ sản phẩm rất mạnh và diện tích tụ rất lớn.

Bên cạnh những điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tích tụ của dòng sông như trên thì yếu tố vận động tân kiến tạo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này. Đó là các vùng có ảnh hưởng của quá trình hạ xuống quá lớn hoặc mực xâm thực cơ sở bị nâng lên. Kết quả của quá trình tích tụ sẽ dẫn đến thành các loại bồn tích sông.

Đối với kiểu địa hình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ Đệ Tứ trong khu vực phân bố dọc sông Kỳ Cùng, các suối vùng nghiên cứu.

VI.3.1. Phụ kiểu địa hình kiểu Aluvi:

Đây là kiểu địa hình thành tạo do tích tụ các vật liệu Aluvi bồi tích của dòng sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng. Aluvi là loại trầm tích bồi tích do các sông mang lại. Vật liệu trầm tích cơ học của sông gọi là bồi tích Aluvi.Trầm tích bồi tích Aluvi có thẻ thành lớp song songvà phần lớn xiên chéo.

Đối với khu vực lạng Sơn, phụ kiểu địa hình này có diện tích phân bố lớn nhất ở phía Nam thành phố.

Do vận động nâng hạ kiến tạo trẻ mà hình thành bốn dạng địa hình đặc trưng là: Bãi bồi , thềm bậc I, thềm bậc II, thềm bậc III

VI.3.1.1. Bãi bồi:

Trên bản đồ địa mạo, bãi bồi được ký hiệu là “ IIIa” và được tô màu xanh nõn chuối.

Đây là các thành tạo Đệ Tứ, dự kiến được thành tạo vào Holoxen muộn (Q32) Phân bố chủ yếu ở phía Nam thành phố Lạng Sơn, và dọc ven sông kỳ Cùng.Bề mặt bãi bồi phần lớn nằm nghiêng độ cao so với mực nước sông từ vài chục cm

đến vài mét. Bãi bồi dễ bị ngập nước vào mùa mưa tích tụ cuội, sỏi, cát, bột sét. VI.3.1.2. Thềm bậc I:

Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc I được ký hiệu là “ IIIb” và được tô màu xanh nước biển nhạt

Đây là thềm tích tụ do hoạt động bồi đắp của sông Kỳ Cùng trong thời gian gần đây, dự đoán đầu Holoxen (Q32)

Thềm bậc I có diện tích lớn nhất trong địa hình tích tụ, chiếm diện tích cơ bản ở sân bay Mai Pha. Bề mặt bằng phẳng, ít thay đổi, phủ lớp sét pha, cát pha màu nâu hồng, nâu xẫm, chiều dày từ vài mét đến vài choc mét.

VI.3.1.3. Thềm bậc II:

Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc II được ký hiệu là “ IIIc” và được tô màu xanh lá cây đậm

Thềm bậc hai chủ yếu là thềm hỗn hợp, có tuổi dự đoán vào Holoxen sớm giữa (Q1-2)

Thềm bậc II có diện phân bố khá rộng ở phía Nam Mai Pha gồm khu vực Cầu Mai Pha, phía Tây Bắc thành phố Lạng Sơn. Phần lớn bề mặt thềm bậc hai còn khá bằng phẳng, trên bề mặt là lớp cuội lẫn sét, cuội thường có màu vàng nhạt pha xám, lẫn cát bột.Thềm bậc hai thường là thềm hỗn hợp có độ cao tương đối so với mực nớc sông từ 5 - 15m.

VI.3.1.4. Thềm bậc III:

Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc III được ký hiệu là “ IIId” và được tô màu xanh lá cây nhạt

Thềm bậc ba là thềm hỗn hợp, có tuổi dự đoán vào Pleistoxen giữa (Q31) Thềm bậc III phân bố ở khu vực Nà Chuông, phía Nam Thác Trà. Bề mặt

thềm thay đổi nhiều do bóc mòn.Trên bề mặt thềm phủ lớp cuội khá lớn. Cuội tảng khá tròn cạnh, kích thước 10-15 cm với thành phần chủ yếu là thạch anh.Trên bề mặt thềm bậc ba ở Nam Thác Trà là cuội sỏi từ 2- 6cm, khá tròn cạnh.

VI.3.2. Phụ kiểu địa hình tích tụ hỗn hợp Proluvi - Aluvi:

Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIIđ” và được tô màu xanh nước biển đậm

Đây là phụ kiểu phân bố ở thung lũng lớn có suối chảy qua như ở thung lũng Na Sa, Nà Chuông, Tây Bản Cảm. Proluvi là các vật liệu trầm tích do dòng tạm thời. Aluvi là do dòng thường xuyên, các vật liệu chủ yếu là sét pha, cát pha, mảnh vụn, cuội, sỏi sạn. Nhìn chung vật liệu có độ mài tròn, chọn lọc trung bình, yếu.Dự kiến thành tạo vào đầu Holoxen

Một phần của tài liệu thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố lạng sơn. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w