Định hướng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 20092013 (Trang 25)

Một là, đầu tư cho nông nghiệp là cơ sở và điều kiện cần thiết để phát triển nền nông

nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển nông nghiệp. Tăng cường

mạnh mẽ đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã hội, kể cả huy động vốn ODA và FDI đầu tư vào nông nghiệp.

3.2.2 Giải pháp.

Để tiếp tục phát triển nông nghiệp trong tình hình mới, một số giải pháp chủ yếu cần được tập trung thực hiện nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công cho lĩnh vực này như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công chonông

nghiệp. Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bảo đảm thời gian quy định theo hướng tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp; thực hiện phân bổ NSNN bảo đảm hài hòa lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông; tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các địa phương, kể cả cấp huyện, xã.

Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công gắn việc quyết định đầu tư với việc phân bổ nguồn lực và cân đối vốn; thực hiện giao kế hoạch đầu tư trung hạn; sửa đổi hoàn thiện quy chế thẩm định dự án, thẩm định vốn, quyết định đầu tư, khắc phục tình trạng mất cân

đối vốn như hiện nay; nghiên cứu sửa đổi cơ chế, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư; bổ sung các cơ chế, chính sách đầu tư công cho nông nghiệp thông qua quy chế phân bổ vốn đầu tư, bảo đảm đầu tư từ NSNN 5 năm giai đoạn 2014 - 2018 cao gấp 2 lần giai đoạn 2009 – 2013.

Thứ hai, tăng cường NSNN đầu tư cho nông nghiệp. Ưu tiên bố trí NSNN thông qua

các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các ngành, vùng, lãnh thổ gặp khó khăn phát triển để tạo động lực phát triển cho khu vực về điều kiện kinh tế - xã hội.

Thực hiện tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, điều tiết phân bổ NSNN bảo đảm lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp.

Thực hiện hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho hộ nông dân và địa phương theo diện tích trồng lúa để bảo đảm giữ diện tích trồng lúa khoảng 3,8 triệu héc-ta.

Có chính sách để các địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách địa phương cho phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, tăng cường cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,... Phân bổ vốn NSNN tập trung, ưu tiên cho các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động lớn đến phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương; Tăng cường việc công khai quá trình phân bổ vốn NSNN thông qua các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư; chú trọng mở rộng phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công, phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của từng cấp, ngành trung ương đến địa phương và chủ đầu tư trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công; tăng cường phân cấp cho các tỉnh thực hiện làm chủ đầu tư một số công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm. Những tác động tiêu cực do điều kiện thời tiết, khí hậu gây ra nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Vì vậy, đổi mới phân bổ vốn đầu tư theo hướng tăng cho những vùng trọng yếu về đảm bảo an toàn môi trường cho các ngành phát triển sản xuất và cho xã hội là một trong các giải pháp hết sức quan trọng nhằm tạo thêm nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nói chung, ĐTPT CSHT nông nghiệp nói riêng.

Thứ ba, tập trung nguồn vốn TPCP cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hoàn thành cơ bản hệ thống thủy lợi. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung cho các dự án về giao thông liên vùng, miền; các tuyến đường ra biên giới, đường đến trung tâm các cụm xã, nhất là các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, kiên cố hóa trường học, lớp học, cơ sở chữa bệnh tuyến huyện... Bố trí nguồn vốn TPCP để phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành cơ bản hệ thống thủy lợi trên toàn quốc.

Thứ tư, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, thông qua

chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản và kết cấu hạ tầng làng nghề nông thôn; đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tăng thêm các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn. Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp. Tăng mức cho vay vốn phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hải sản, phát triển chăn nuôi, sản xuất muối, cải tạo vườn tạp và người trồng lúa.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá

trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, dự án đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu.

Thứ sáu, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực

trong xã hội, kể cả huy động vốn ODA và FDI đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục có chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo cơ chế, động lực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp. Nhà nước hỗ trợ một phần và có cơ chế huy động kinh phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình nông nghiệp. Có cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp. Tạo điều kiện để các địa phương chủ động kêu gọi triển khai các hình thức đầu tư BT, BOT, PPP.

Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tăng cường đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn, kết nối với đầu mối giao thông chung của cả nước và các trung tâm kinh tế lớn;

Thứ bảy, tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để

triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, đầu tư đã góp phần quan trọng tạo ra năng lực mới để tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp. Năng suất lao động ngày càng tăng, quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên, so với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân, chính sách và hiện thực đầu tư cho nông nghiệp trong những năm qua là chưa thoả đáng. Vì vậy, để tăng trưởng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, cần có sự đổi mới cơ bản và toàn diện trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp, trong đó đặc biệt coi trọng việc tăng tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, thu hút mạnh mẽ vốn trong dân và tạo môi trường thuận lợi để tăng vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp là những hướng cơ bản nhất. Việc đánh giá đúng vai trò và vị trí của nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam từ đó chuyển mạnh và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp lúc này là rất cần thiết. Không chỉ ở nước ta mà các nước trong khu vực hiện nay cũng đã và làm như vậy.

Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của nông nghiệp và có những chiến lược, chính sách phù hợp để phát huy mọi lợi thế của khu vực này. Với ý nghĩa như vậy, việc đầu tư phát triển trong nông nghiệp đóng vai trò rất lớn với quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 20092013 (Trang 25)