Cải thiện môi trường đầu tư.

Một phần của tài liệu Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 36 - 38)

IV. Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế

1. Cải thiện môi trường đầu tư.

Đây là 1 điều kiện rất quan trọng nhằm thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư. Trong tình hình điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp, không thể đủ trang trải cho mọi lĩnh vực đầu tư thì nguồn vốn ngoài ngân sách đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy việc làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư không thể không cần đến sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý.

+ Cần nghiên cứu xây dựng văn bản pháp quy có tính pháp lý cao hơn các văn bản pháp lý hiện hành (luật hay pháp lệnh về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài), đồng thời sớm sửa đổi các quy chế, quy định của chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư ( các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng quy chế đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng …) để làm giảm bớt bất cập nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các chương trình, các dự án đầu tư.

+ Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng cho ngân sách nhà nước dành riêng cho dự án đầu tư nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho chuẩn bị dự án, giảm bớt tính bị động trong điều hành vốn.

+ Ban hành bổ sung một số văn bản quản lý về cơ chế thẩm định giá, định mức chi tiêu, phí tư vấn đối với cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, quy chế kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án đầu tư.

+ Có cơ chế thực thi để tăng cường quản lý các công trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài, quy định bắt buộc việc đánh giá công trình dự án đầu tư hiệu quả mang lại sau khi đã hoàn thành.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng đồng vốn để tạo môi trường ổn định cho đầu tư.

+ Quy hoạch cần hướng việc huy động vốn theo từng nhà tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức, cơ cấu, điều kiện của mỗi nhà tài trợ. Bên cạnh đó cũng phải cân đối với các nguồn lực khác và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

+ Quy hoạch sử dụng đồng vốn theo định hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đạt được các chỉ tiêu xã hội khác, việc xây dựng quy hoạch và sử dụng đồng vốn còn phải dựa trên cơ sở xác định phát triển ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế trong từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện và theo dõi quy hoạch một cách có hiệu qủa, lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư sử dụng đồng vốn không chỉ có hiệu quả về mặt tài chính, mà còn phải xét tới tác động đối với nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai và ngân sách, danh mục trả nợ của nhà nước.

- Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành.

Tổ chức quản lý và điều hành trong đầu tư rất quan trọng, nếu để cho đầu tư ồ ạt mà không quản lý thì sẽ dẫn đến việc nợ trong nước và nước ngoài ngày càng cao và đầu tư không đúng hướng vào các lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ chậm hoặc là có xu hướng giảm xuống. Vì vậy phải có các tổ chức quản lý và điều hành trong các dự án đầu tư.

+ Công tác quản lý nợ nước ngoài nói chung và quản lý dự án đầu tư nói riêng cần được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng chính phủ. Đồng thời cần thống nhất trong công tác quản lý tài chính, nguồn vốn của chính phủ vào một đầu mối nhằm theo dõi quản lý, tổng hợp tình hình và hiệu quả sử dụng đồng vốn theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước. Nhà nước có thể giám sát và quản lý trên phương diện vĩ mô các hoạt động của chủ đầu tư.

+ Nâng cao tính tự chủ và vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền quyết định lĩnh vực đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển

của ngành hay của địa phương, đồng thời chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án.

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng dự án đầu tư. Do vậy chỉ ký kết hợp đồng dự án đầu tư sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được duyệt, vừa đảm bảo việc triển khai dự án. Tuân thủ quyết định đầu tư, vừa tránh được dự án phải trả phí cam kết khống.

+ Thành lập các công ty tư vấn cấp quốc gia về đánh giá các chương trình, dự án và mua sắm quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về đầu tư, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính. Cần rà soát và loại bỏ các thủ tục rườm rà và tổn phí thời gian trong các khâu phê duyệt dự án, ký kết hợp đồng theo hướng đơn giản hoá các giấy tờ và cấp trung gian xử lý. Ban hành quy chế theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án ( trước, trong và sau khi kết thúc dự án đầu tư ).

- Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác tài trợ

+ Việt Nam cần khẳng định và thể hiện sự quan tâm đổi mới và cải cách để tranh thủ sự đồng tình của các tổ chức tài chính Quốc tế và Chính phủ bạn. Tăng cường các hình thức vận động tài trợ khác nhau như: Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị C.G), hội nghị tư vấn tài trợ ngành, hội nghị đối tác, uỷ ban liên chính phủ.

+ Cần tiếp tục phát triển quan hệ đối tác giữa các bên và nâng cao quan hệ này lên một bước phát triển mới cao hơn, trên cơ sở quan tâm và lợi ích chung của tất cả các bên tham gia với việc đề cao vai trò làm chủ của bên hưởng thụ.

+ Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại giữa các nhà tài trợ với cơ quan Việt Nam để cùng phân tích đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như trên một số lĩnh vực cụ thể. Đồng thời quan tâm đến công khai hoá và minh bạch chính sách, chế độ tiến tới hài hoà các thủ tục, giảm bớt các cản trở đối với các luồng vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w