3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGỮ ĐOẠN
3.1 Cơ sở phân tích ngữ đoạn
3.1 .1 Cấu trúc Đề - Thuyết.
Mathesius (trường phái Prague, 1929) cho rằng ngữ pháp truyền thống chỉ phân tích hình thức chứ không phân tích ngữ nghĩa. Do vậy, trường phái này đã đưa ra khái niệm ngữ pháp chức năng. Mathesius chia câu thành Đề và Thuyết. Đề là cái được nói đến, Thuyết là cái nói về Đề. Lý thuyết này rất có triển vọng trong việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt
C. Thompson (1965) phát hiện ra rằng câu trong tiếng Việt được xây dựng trên cấu trúc Đề -Thuyết. Trong tiếng Việt không có chủ ngữ ngữ pháp mà chỉ có logic tương ứng với Sở Đề của câu.
3.1.2 Những phương tiện đánh dấu sự phân chia Đề -Thuyết.
Quan hệ giữa Đề - Thuyết hết sức đa dạng. Đó là những mối quan hệ logic, những mối quan hệ về nghĩa, được đánh dấu bằng những phương tiện ngữ pháp nhưng không thể qui chế hóa vào những khuôn mẫu cứng nhắc.
“Thì” và “là”: để dánh dấu chỗ câu phân chia thành hai phần Đề và Thuyết, tiếng Việt dùng trong hai tiểu tố: “thì ” và “là”. Đây là hai công cụ quan trọng nhất của cú pháp Tiếng Việt. Biên giới giữa Đề và Thuyết của một câu là chỗ nào có hai tiểu tố trên, hoặc có thể hiểu ngầm là hai tiểu tố trên mà cấu trúc cú pháp của câu không bị phá vỡ hay biến đổi, và ý niệm của câu vẫn được giữ nguyên.
Trung tâm của ngữ đoạn là yêu tố duy nhât có quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa vượt ra ngoài biên giới của ngữ đoạn. Do vậy, con đường trực tiếp nhất để xác định trung tâm của ngữ đoạn là tìm xem yếu tố nào của nó có được quan hệ như thế. Để thực hiện điều này, phải thử lược bỏ từng thành phần trong ngữ đoạn, và tìm kiếm sự phân bỗ của ngữ đoạn sau thao tác lược bỏ trong những văn cảnh khác nhau. Trung tâm của ngữ đoạn chính là thành phần không thể lược bỏ được.
3.1.4 Mô hình phân tích ngữ đoạn.