- Xe HINO ( 3171) (7 tấn) Tuyến thu gom
5 Câu hỏ i: Theo Anh/chị nên làm gì để thực hiện việc phân loại rác tại nguồn tốt :
Cấp cho dân những dụng cụ chứa rác khác nhau trong gia đình nhỏ gọn, dể sử dụng
“ gồm 61 hộ gia đình” 50,83
Công tác tuyên truyền dể hiểu, dể làm
“ gồm 20 hộ gia đình” 16,67 Không thu hoặc giảm lệ phí thu gom rác
4.11.1 Dự đoán tốc độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt.Căn cứ dự báo Căn cứ dự báo
- Dân số, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.
- Trinh độ văn hóa, phong tục tập quán, cũng như thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng của người dân.
- Tốc độ phát triển kinh tế và mức độ tăng trưởng GDP 14,16% , GDP bình quân đầu người là 16.000.000/ năm và tỷ lệ huy động vốn GDP năm 2005 là 8,09.
- Tốc độ đô thị hóa, cơ sở hạ tầng và các điều kiện thuận lợi trong tình hình hiện nay.
4.11.2 Dự báo tác động lên môi trường
Với khối lượng rác thải phát sinh như dự báo, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý khả thi, thì chúng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đối với môi trường nói chung và sức khoẻ con người nói riêng.
Mặc dù công ty đã cố gắng trong công tác thu gom và xử lý rác sinh hoạt nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường xung quanh. Do vậy, với khối lượng rác thải đã dự báo thì trong tương lai chúng cũng có những tác động trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, để hạn chế tối đa những hậu quả xảy ra đối với môi trường thì chúng ta cần phải có những dự báo tác động đến môi trường dựa trên cơ sở khối lượng rác đã được dự báo.
4.11.3 Tác động đến môi trường đất
Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu cơ nên chúng sẽ bị phân huỷ trong môi trường đất trong điều kiện yếm khí và hiếu khí và sản phẩm cuối cùng của hai quá trình này là H2O, CO2, CH4, … gây độc cho môi trường. Với một khối lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho rác thải
không gây ô nhiễm nhưng với khối lượng quá lớn trong tương lai, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý thích hợp thì môi trường sẽ trở nên quá tải, do đó mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị rá thải làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc có trong rác thải theo nước trong đất chảy xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm đây là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm vì ô nhiễm nguồn nước ngầm thì khó xử lý.
4.11.4 Tác động lên môi trường nước
Rác thải ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước đặc biệt là nguồn nước mặt. Với khối lượng như dự báo nếu chúng ta chưa có biên pháp kiểm soát thì ô nhiễm nguồn nước mặt là điều đáng quan tâm.
Nếu ta chưa có phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn thì khối lượng rác là chất hữu cơ chiếm đa số như hiện nay chúng sẽ phân huỷ nhanh chóng trong nước. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hoá tạo sản phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ phân huỷ yếm khí có thể bị lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2. Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm này trước hết làm huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt sau đó gây bệnh cho con người.
Còn nếu rác thải là kim loại thì gây hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước, sau đó oxy hoá có O2 và không có O2 gây nhiễm bẩn nguồn nước bởi các chất độc như : Hg, Pb, Zn, Fe …
4.11.5 Tác động đến môi trường không khí
Chất thải rắn sinh hoạt thường có một số chất có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng có chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Ngoài ra, cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đầy đủ (tốt
nhất là 35oC, độ ẩm 70 – 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật và kết quả quá trình làm ô nhiễm không khí.
Các đống rác nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
Như vậy rác sinh ra các khí gồm ; NH3, CO2, H2, H2S, NH2, CO, CH4. Trong đó CO2 và CH4 sinh ra trong quá trình phân huỷ kỵ khí, quá trình này kéo dài cho tới 18 tháng mới dừng hẳn.
Như vậy hầu hết khí sinh ra trong đống rác chủ yếu là CO2 và CH4 (chiếm 90%). Có những khảo cứu chứng tỏ rằng ở khoảng không gian các đống rác 120m nồng độ của hai chất này ở mức độ 40%. Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí CH4 và một phần CO2, N2 sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu ứng nhà kính.
4.11.6 Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
Con người và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng. Với số lượng dân cư ngày một đông với nhiều thành phần khác nhau, về tổng thể thì thành phố có bộ mặt vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng chưa đồng đều.
Những hành động vứt bỏ chất thải hữu cơ, xác chết động vật một cách bừa bãi qua những vật trung gian truyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch, điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây ra hàng nghìn người chết. người ta đã thống kê rác thải gây ra 22 bệnh cho con người. Một ví dụ điển hình là rác Plastic sau hơn 40 năm ra đời với những ưu điểm vượt trội nhưng đến nay nó là nguyên nhân gây ung thư cho súc vật ăn cỏ. Mặt khác khi đốt cháy nó ở 1200oC thì thành phần biến đổi thành dạng dioxit gây quái thai cho con người.
họng, … Một số chất gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn, …Nếu tiếp xúc nhiều với rác thải nên công nhân vệ sinh thường bị các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, rác thải cũng gây ra những hiện tượng mất vệ sinh và mỹ quan đô thị, tại những điểm hẹn hay sự vứt bỏ rác bừa bãi của một bộ phận người dân thiếu ý thức.
4.12 Tính toán tải lượng
4.12.1 Dự Đoán dân số từ năm 2005 đến năm 2020