NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 56)

- Nhân viên kỹ thuật Nhân viên nghiệp vụ

NGÀNH THỦY SẢN

2.1.Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ở ngành thủy sản

2.1.1.Tổng quan đặc điểm tự nhiên ,kinh tế xã hội ở ngành Thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật dựa trên khai thác nguồn lợi tự nhiên, đó là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, nếu biết khai thác và sử dụng tái tạo nguồn lợi tài nguyên này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển, tạo việc làm ổn định lâu dài cho cộng đồng ngư dân làm nghề cá. Theo kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản được thực hiện đến năm 2001 như sau:

56

TT Nội dung Đơn vị Trữ lượng Khả năng khai

thác tối đa

1 Nguồn lợi cá biển Triệu tấn 4.180 1,670

2 Nguồn lợi tôm biển Ngàn tấn 58 29

3 Nguồn lợi cá mực Ngàn tấn 123 50

- Về nuôi trồng thủy sản

TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng

1 Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản

ha 1.692.800

- Diện tích mặt nước ngọt ha 911. 700

- Diện tích mặt nước mặn lợ ha 761.100

- Diện tích đất cát ven biển ha 20.000

Trong giai đoạn 2003 - 2010 tiếp tục thăm dò tìm kiếm thêm các ngư trường mới và tiếp tục xác định các vùng thích nghi có thể đưa vào quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các vùng sinh thái: Nước mặn nước nợ và nước ngọt nhằm phục vụ đắc lực cho các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Từ năm 1980 đến nay,ngành Thuỷ sản đã đột phá thực hiện đổi mới theo phương châm: <<Tự cân đối tự trang trải >> do vậy đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một ngành kinh tế xã hội quan trọng trong quá trình phát triển

57

của đất nước; Đặc biệt đến năm 1993 đã được Đảng và nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,góp phần không nhỏ vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế,giải quyết công ăn việc làm,thực hiện xoá đói giảm nghèo cải thiện nâng cao đời sống nông,ngư dân.Tổng sản lượng Thuỷ sản đã vượt các ngưỡng:1triệu tấn (Năm 1990),2triệu tấn(2001),3,7 triệu tấn năm 2006; kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản đã vượt qua các mức:500 triệu USD (Năm 1995),1,7 Tỷ USD (Năm 2001) và 3,3 Tỷ USD (Năm 2006); Đã thu hút khoảng 4 triệu lao động.

Với đà phát triển và vị thế như vậy ,ngành Thuỷ sản đã đang xây dựng và thực hiện quy hoạch, chiến luợc cho toàn ngành để dảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước và nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.X .

Hiện nay nước ta có 58 tỉnh, thành phố phát triển thuỷ sản với 3200 km bờ biển có thể phân chia thành các vùng theo đặc điểm sản xuất kinh doanh thuỷ sản như sau:

- Vùng miền núi trung du Bắc bộ gồm 14 tỉnh: Lai châu,Điện biên, Sơn la ,Hoà bình ,Hà giang,Cao bằng,Lào cai,Bắc cạn ,Lạng sơn,Tuyên quang, Yên bái, Thái nguyên, Phú thọ, Bắc giang.

- Vùng đồng bằng sông hồng gồm 6 tỉnh : Quảng ninh, Hải phòng ,Hà nam, Nam định, Thái bình, Ninh bình .

- Vùng ven biển phía bắc gồm 6 tỉnh : Quảng ninh. Hải phòng, Hà nam , Nam định , Thái bình , Ninh bình.

-Vùng ven biển bắc trung bộ gồm 6 tỉnh: Thanh hoá, Nghệ an,Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên huế.

58

- Vùng duyên hải trung bộ và tây nguyên gồm 11 tỉnh, thành phố : Đà nẵng,, Quảng nam,,Quảng ngãi, Bình định,Phú yên ,Khánh hoà,Gia lai,Kon Tum, Đắc lắc,Đắc nông,Lâm đồng.

- Vùng đông nam bộ gồm 8 tỉnh ,thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, ninh thuận, Bình phước,Tây ninh, Bình dương,Đồng nai ,Bình thuận, Bà rịa –Vũng tàu.

-Vùng đồng bằng sông cửu long gồm 13 tỉnh: Long an,Đồng tháp,An giang,Bến tre, Trà vinh,Vĩnh long,Cần thơ,Hậu giang,Sóc trăng, Tiền giang,Cà mau, Bạc liêu, Kiên giang.

- Đến năm 2006 số lao động thường xuyên trong lĩnh vực sản xuất của ngành vào khoảng 4156000 người tăng thêm 756000 người so với năm 2000

Các tỉnh có phát triển thuỷ sản với số dân khoảng 48,8 triệu người chiếm hơn 55% dân số cả nước .Tốc độ tăng dân số tự nhiên cao (1,3% năm) .Gần 90% dân số sống ở nông thôn .Tỷ lệ dân số lao động /tổng số dân hơn 60% .Hàng năm số lao động bổ sung thêm cho ngành thuỷ sản khoảng 14,7 đến 20 vạn người .Số lao động trong độ tuổi có xu hướng trẻ hoá .Lao động trong khối cơ quan quản lý nhà nước phần đông đã tốt nghiệp đại học .Trong khối sản xuất kinh doanh cũng có nhiều kỹ sư ,chuyên gia có trình độ kỹ thuật ,quản lý kinh tế .Song nhìn tổng thể có thể nói : hạn chế của lao động ngành thuỷ sản là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề nhất là ngành nuôi thuỷ sản, chế biến ,không qua trường lớp đào tạo ;chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm ,tự học hỏi hoặc chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn ,cấp tốc ,thiếu lao động có kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhất là quản lý công nghiệp , kinh tế đối ngoại .Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm ,quỹ thời gian làm việc chỉ khoảng 80% ,phổ biến là thuần

59

nông .Lao động thành thị chưa có nghề (12%) ;nghề nghiệp chưa ổn định (15%) .các tỉnh có khoảng 20% lao động không có hoặc thiếu việc làm .

Vừa qua, với xu hướng xã hội hoá trong giáo dục đào tạo .Hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thuỷ sản đã được hình thành và phát triển rộng khắp cả nước .Tính đến năm 2007 cả nước có 33 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản , trong đó có 25 cơ sở đào tạo hệ chính quy và 8 cơ sở chỉ thực hiện bồi dưỡng ngắn hạn. Trong đó Bộ Thuỷ sản và các đơn vị trực thuộc Bộ hiện có 7 cơ sở đang tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thuỷ sản ( 01Trường cao đẳng, 02 Trường trung cấp chuyên nghiệp ,02 Viện nghiên cứu, 01Trường công nhân ,01 Trung tâm đào tạo nghề); Bộ giáo dục- Đào tạo quản lý16 cơ sở (11 Trường đại học,01 Phân viện đại học và 04 Trường cao đẳng); các địa phương 05 cơ sở( Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề).

2.1.2.Những thuận lợi và khó khăn.

Từ tổng quan những đặc điểm tự nhiên KT-XH ,môi trường thể chế có thể thấy nó chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi song cũng không ít những khó khăn đối với việc đào tạo và sử dụng NNL ở ngành Thuỷ sản .

2.1.2.1.Về thuận lợi

- Ngành Thuỷ sản là ngành có tiềm năng về NNL ,đất đai ,tài nguyên nên có nhiều lợi thế cho sự phát triển nuôi trồng Thuỷ sản và các ngành nghề ,thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH như phát triển công nghiệp khai thác,cơ khí đóng tàu thuyền ,công nghiệp chế biến ,phát triển dịch vụ nghề cá ,do đó mở ra khả năng lớn cho việc khai thác sử dụng NNL .

- Sự quan tâm của Ban cán sự Đảngvà lãnh đạo Bộ Thuỷ sản đến sự phát triển giáo dục - đào tạo để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CNH,HĐH .Tại

60

Đại hội Đảng bộ lần thứ IX Ban cán sự Đảng bộ thuỷ sản đã xác định : “Tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nhằm đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH .Huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục toàn diện ,đa dạng hoá các loại hình đào tạo ,mở rộng dạy nghề ,đào tạo đội ngũ công nhân có chất lượng tay nghề cao phục vụ CNH,HĐH” . [ 20,tr.48-49].

-Trong những năm gần đây ,Thuỷ sản là một ngành sản xuất có tốc độ phát triển nhanh chóng theo hướng sản xuất hành hoá cùng với sự thay đổi về nhận thức của người dân về nghề nghiệp ,do đó số người có nhu cầu học nghề tăng lên ,đối tượng học nghề đa dạng ở nhiều độ tuổi khác nhau , ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo nghề được tăng lên ,việc xã hội hoá giáo dục cũng như đào tạo nghề bước đầu có kết quả .Lực lượng lao động nghề cá ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.Đội ngũ ngư dân,nông dân,công nhân,doanh nhân,các nhà khoa học giáo viên ,công chức ,tất cả đều giàu lòng tâm huyết,yêu nước ,yêu nghề thi dua lao động sản xuất phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước.

Thị trường Thuỷ sản còn rộng mở và phát triển. Các sản phẩm Thuỷ sản bảo đảm chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc rõ vẫn tiêu thụ tốt tại tất cả các thị trường quốc tế.Thị trường Thuỷ sản nội địa có sức mua ngày càng tăng theo mức sống của dân cư và sự tăng trưởng của du lịch.

- Các công trình cơ sở hạ tầng đã được nhà nước tập trung đầu tư trong những năm qua với sự đầu tư từ các nguồn vốn ODA,FDI, sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tư nhân, cơ sở vật chất của toàn Ngành đã tăng đáng kể là nền tảng thực hiện quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nghề cá.

61

- Với bề dày truyền thồng từ nhiều năm nay ,các cơ sở đào tạo thuộc Bộ thuỷ sản được đặt ở Ba miền Bắc, Trung ,Nam đã đào tạo được một lực lượng lớn các bộ ,công nhân các chuyên ngành Thuỷ sản.cùng với sự góp sức của các cơ sở đào tạo thuộc các Bộ ngành khác,địa phương trong cả nước, mạng lưới các cơ sở đào tạo Thuỷ sản đã cơ bản đáp ứng được về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành thuỷ sản góp phần không nhỏ trong việc thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Đồng thời các trường đại học ,cao đẳng cuả ngành ,các viện nghiên cứu gần các thành phố lớn,các Tỉnh ven biển là những trung tâm Thuỷ sản , những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhận được nhiều ảnh hưởng theo chiều thuận lợi đối với đào tạo và sử dụng NNL .

2.1.2.2. Khó khăn.

- Ngành Thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt mà đối tượng sản xuất của nó là những cây, con sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên của chúng sản xuất nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn mang tính thời vụvà chịu ảnh hưởng của tự nhiên rất lớn.Thời tiết những năm qua diễn biến thất thường: nắng nóng, khô hạn kéo dài,mưa lớn lũ lụt, lũ quét xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng lớn đến sản xuất Thuỷ sản, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống ngư,nông dân.

- Việc chuyển dịch những vùng diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng Thuỷ sản trong những năm qua diễn ra khá nhanh,dẫn đến quy hoạch không theo kịp,tác động xấu đến môi trường,trong khi đầu tư hạ tầng không đáp ứng,là một trong những nguyân nhân dẫn đến tình trạng bệnh tôm, cá xảy ra ở nhiều nơi.Môi trường,an toàn vệ sinhThuỷ sản, hiệu quả sản xuất trở nên bức xúc tác động đến phát triển ngành.

62

- Lực lượng lao động trong ngành Thuỷ sản có đến hàng triệu người hàng năm lại được bổ sung khoảng 14,7 đến 20 vạn lao động .Đây là một tiềm năng quý đối với quá trình CNH,HĐH để phát triển KT-XH ,nhưng hiện nay số lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao còn ít ,tỷ lệ lao động qua đào tạo mới dừng lại ở con số rất khiêm tốn :khoảng 79,3% trong đó số lao động chỉ qua tập huấn ngắn ngày chiếm 52.1% ,lượng lao động chưa qua đào tạo nghề ở các cơ sở quốc doanh còn khá cao 21,7% . Đặc biệt trong ngư dân số lao động chưa qua đào tạo còn khá cao, trình độ văn hoá còn rất thấp đa số ở bậc tiểu học và phổ thông cơ sở. Vì lao động nghề cá chủ yếu tập trung ở các vùng dân cư ven biển và Nam bộ, nơi tỷ lệ người có trình độ còn thấp so với cả nước.Do vậy ,nhiệm vụ đặt ra cho đào tạo NNL để khai thác phát huy tiềm năng con người không kém phần quan trọng và khó khăn .

- Mặc dù đã có sự đổi mới nhận thức trong nhân dân cũng như các cấp ,các ngành đối với công tác đào tạo nghề ,song còn thấp xa so với thực tế vị trí của nó trong sự nghiệp CNH,HĐH ,đặc biệt là vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ,trung học phổ thông và sử dụng học sinh trung học chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường .

- Số lượng các cơ sở đào tạo thuỷ sản còn ít phân bố chưa hợp lý, chưa đều trên các vùng lãnh thổ mà tập trung chủ yếu ở các thành phố và các vùng phụ cận như Hải phòng,Bắc ninh-Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Các địa bàn này cũng là nơi có nhiều trường của các Bộ ngành địa phương cũng tổ chức đào tạo Thuỷ sản huặc là nơi có nhu cầu sử dụng Thuỷ sản chưa cao. Ví dụ Hải phòng tập trung 5 cơ sở đào tạo Thuỷ sản, gồm 2 trường ,1 viện của Bộ Thuỷ sản và 2 trường khác của Thành phố Hải phòng trong khi các Tỉnh khác trong vùng không

63

có cơ sở nào .Tỉnh Bắc ninh không phải là trung tâm lớn về Thuỷ sản nhưng có 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ Thuỷ sản. chưa có cơ sở đào tạo đặt tại các vùng: Miền núi- Trung du Bắc bộ ,các tỉnh Miền trung ,đặc biệt là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long .Tại các vùng này,hiện nay đào tạo nguồn nhân lực thuỷ sản hầu hết do các cơ sở ngoài ngành Thuỷ sản thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho vùng. Điều này dẫn đến một số bất cập sau:

- Học sinh thuộc đối tượng phi nông nghiệp và nông nghiệp không có Thuỷ sản trong các trường chiếm tỷ lệ khá cao. Khi tốt nghiệp nhiều người không có điều kiện làm việc theo nghề đào tạo. Trong khi đó con ,em ngư dân các Tỉnh trong vùng trống cơ sở đào tạo lại không có điều kiện đi học xa..Do vậy các trường khó tuyển sinh mặc dù nhu cầu xã hội còn nhiều.

- Phải tổ chức nhiều lớp họctại cácđịa phương cách xa trường nên chất lượng đào tạo không cao ,chi phí tốn kém , huặc phải tổ chức một số lớp học theo nhu cầu của người học mà ít liên quan đến Thuỷ sản, học sinh ra trường ít làm việc cho ngành.

- Một số cơ sở đào tạo Thuỷ sản của các Bộ ,ngành địa phương tổ chức đào tạo thuỷ sản chủ yếu theo nhu cầu nhân lực ở địa phương (không phải là đối tượng đào tạo chuyên ngành chính) nên thiếu về sự chuẩn bị lực lượng giáo viên chuyên ngành, cơ sở vật chất ,chương trình,giáo trình đào tạo ( Không chuẩn và không thống nhất) , dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, thiếu tính chuyên ngành. Sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành Thuỷ sản chưa được chặt chẽ thống nhất.

- Chưa hoàn chỉnh về bậc và ngành nghề đào tạo, các trường đại học tổ chức đào tạo các bậc cao như: Tiến sĩ,Thạc sĩ, đại học hầu hết tập trung ở phía

64

nam, một số vùng ở phía Bắc còn để trống huặc chủ yếu đào tạo đại học tại chức. Các trường thuộc Bộ Thuỷ sản mới có khả năng đào tạo các bậc Cao đẳng, trung học và dạy nghề chính quy.đào tạo đại học tại chức theo mô hình liên kết quy mô nhỏ không ổn định chất lượng chưa cao.

- Về ngành nghề đào tạo ngoài các trường thuộc Bộ Thuỷ sản và một số trường có truyền thống đào tạo Thuỷ sản đã tổ chức đào tạo các nghề tương đối đầu đủ theo sự phân công quản lý chặt chẽ của nhà nước các cở sở còn lại chủ yếu tổ chức đào tạo về kỹ thuật nuôi Thuỷ sản.Nhiều Tỉnh nhiều vùng còn bỏ trống đào tạo nhiều nghề.

- Sự phân bố các cơ sở đào tạo tay nghề chưa đều ,nguồn tài chính ,cơ sở vật chất và thiết bị đều thiếu và lạc hậu trong khi nhu cầu xã hội đối với giáo dục đào tạo tăng nhanh .phía Bắc chưa có Trường đại học thuỷ sản.

- Ở nhiều tỉnh ,tuy đã có sự phát triển các ngành nghề và đặc biệt là các làng nghề truyền thống , nhưng số lao động và tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng chưa cao ,tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị chiếm 5% ;hiệu quả sử dụng lao

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)