Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ

Một phần của tài liệu on thi dai hoc su (Trang 54)

Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Ních-xơn đưa ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với hai chiến lược khác ở Campuchia và Lào là: “Khơme hóa chiến tranh” và “Lào hóa chiến tranh”.

“Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai (ngụy quân) có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ. Do Mĩ chỉ huy, cung cấp tiền bạc, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng và đàn áp nhân dân ta.

Mĩ đưa ra kế hoạch này để tăng cường sử dụng lực lượng ngụy quân, thay thế dần vai trò của người Mĩ từ đó rút dần quân viễn chinh và quân chư hầu về nước nhằm giảm bớt xương máu của người Mĩ trên chiến trường. Thực chất đây là Mĩ đang tiếp tục âm mưu “dùng người Viêt đánh người Việt”.

Để thực hiện chiến lược này, đế quốc Mĩ đã thực hiện một loạt các biện pháp sau: + Tăng viện trợ quân sự cho chính quyền tay sai để giúp ngụy quân có thể “tự đứng vững”, “tự gánh vác lấy chiến tranh”.

+ Tăng viện trợ kinh tế giúp ngụy quân đẩy mạnh các hoạt động “bình định” lấn chiếm để giành đất, giành dân với cách mạng.

+ Tăng cường đầu tư vốn và khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế miền Nam nhằm lừa bịp và bóc lột nhân dân ta.

+ Tiến hành “chiến tranh phá hoại” miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Campuchia (năm 1970) và Lào (1971), đưa ngụy quân đánh sang Lào và Campuchia nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

+ Câu kết với các nước xã hội chủ nghĩa để cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu on thi dai hoc su (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w