Qua nghiên cứu nội dung trong chương 4, có thể rút ra các kết luận như sau: 1. Thông qua nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế tạo vật liệu có thể biết
được cách thức chế tạo, thực hiện đúng chỉ tiêu để đạt độ rỗng dư 16%
÷ 18% cho mặt đường BTNNC.
2. Đưa ra được công nghệ chế tạo hỗn hợp vật liệu, các phương pháp thi công và nghiệm thu lớp mặt đường BTNR độ nhám cao thoát nước nhanh.
3. Các chỉ tiêu độ rỗng dư, độ nhám và độ hút nước, qua nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu khai thác có mối quan hệ lẫn nhau.
4. Đã đánh giá được khả năng ứng dụng cao của loại vật liệu BTNR độ nhám cao thoát nước nhanh tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng thời xác định được điều kiện nguyên vật liệu cho cấp phối và các điều kiện công nghệ thi công của các nhà thầu Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Những đóng góp của luận văn về mặt khoa học
Luận văn đã trình bày khả năng ứng dụng loại vật liệu BTNR thoát nước nhanhtrong xây dựng công trình giao thông trong điều kiện khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long; các đặc trưng của vật liệu mặt đường BTNR tạo nhám thoát nước nhanh; các nội dung đã được làm sáng to bao gồm:
1. Đã nghiên cứu tổng quan về tình hình sử dụng vật liệu BTN nói chung và BTNR thoát nước nhanh trên thế giới từ đó phân tích được khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam cho các công trình đường cấp cao.
2. Đã thu thập và tổng hợp phân tích được thành phần hỗn hợp vật liệu, tỉ lệ cấp phối và nhựa đường sử dụng, với các yêu cầu đặc trưng vật liệu hỗn hợp và quy định kỹ thuật cho vật liệu bê tông nhựa rỗng thoát nước nhanh, có thể sử dụng được trong thực tế trong điều kiện khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3. Đã nghiên cứu thiết kế loại kết cấu mặt đường sử dụng lớp BTNR thoát nước nhanh. Đề xuất các phương án thoát nước nhanh, phù hợp với điều kiện khai thác thực tế các công trình đường cấp cao tại Việt Nam.
4. Đã giới thiệu công nghệ chế tạo, phương pháp thi công và nghiệm thu loại mặt đường sử dụng lớp BTNR, độ nhám cao trong thực tế, phù
hợp với điều kiện vật liệu, công nghệ và trình độ thi công của các nhà thầu Việt Nam.
II. Những đóng góp của luận văn về mặt thực tiễn
1. Dựa vào kết quả nghiên cứu về thành phần vật liệu hợp lý của lớp bê tông nhựa rỗng thoát nước nhanh; có thể đề xuất đưa vào ứng dụng và làm chủ được công nghệ xây dựng lớp phủ bê tông nhựa tạo nhám thoát nước nhanh trong điều kiện của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long;
2. Khả năng ứng dụng loại vật liệu tạo nhám cho các mặt đường cấp cao, cao tốc ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng như ở Việt Nam là rất cao, khả năng đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu và công nghệ là phù hợp và đạt yêu cầu cả về kinh tế và kỹ thuật.
III. Kiến nghị
1. Các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa trên các thí nghiệm trong phòng, Để mang lại tính khả thi cao cho nghiên cứu cần có sự phối hợp mạnh mẽ để triển khai thực nghiệm hiện trường về loại vật liệu mới này trong thực tế để có các kiểm tra, đánh giá và xây dựng quy trình thiết kế, thi công, nghiệm thu loại vật liệu rỗng, tạo nhám trên các tuyến đường cấp cao, cao tốc ở Việt Nam.
2. Bên cạnh đó việc nghiên cứu, xây dựng quy chế về kiểm tra định kỳ, duy tu bảo dưỡng độ nhám lớp phủ bê tông nhựa lớp tạo nhám trên các tuyến cao tốc, từ đó có thể đề duy trì hiệu quả làm việc mặt đường nhám đối với vật liệu bê tông nhựa rỗng nhám cao nên được thực hiện song song trong tương lai.
3. Qua đề tài này tác giả mong muốn Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án cùng các đơn vị thiết kế, thi công trong ngành nắm rõ hơn về sự cần thiết của công nghệ này và đồng thời nghiên cứu ứng dụng triển khai các công trình giao thông./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS. TS. Trần Đình Bửu, GS. TS. Dương Học Hải (2006), Giáo trình xây dựng mặt đường ô tô, tập II, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Quang Chiêu (2005), Nhựa đường và các loại mặt đường nhựa, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[3]. PGS.TS Vũ Đức Chính, KS. Phạm Kim Điện (2009), Sổ tay thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[4]. GS.TS. Phạm Duy Hữu, PGS.TS. Vũ Đức Chính, TS. Đào Văn Đông, ThS. Nguyễn Thanh Sang, (2010), Bê tông asphalt, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[5]. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Phước Minh, Nghiên cứu xác dịnh thành phần vật liệu hợp lý lớp bê tông nhựa tạo nhám mặt đường cấp cao ở Việt Nam.
[6]. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Tiêu chuẩn ngành TCVN 8819-2011 - Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa.
[7]. Bộ Giao thông vận tải (2006), Tiêu chuẩn ngành 22TCN 345-06 - Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu lớp phủ mỏng bê tông nhựa có độ nhám cao.
[8]. Bộ Giao thông Vận tải (2004), Tiêu chuẩn ngành 22TCN 319-04 – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm – Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường polime
[9]. Bộ Giao thông vận tải (2008), Qui định kỹ thuật - Thi công và nghiệm thu lớp phủ siêu mỏng trên đường ô tô theo công nghệ Novachip
[10]. Bộ Giao thông vận tải (2001), Tiêu chuẩn ngành 22TCN 274-01 - Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm.