học phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa” là cần thiết.
- Xác định sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập động hóa học để rèn luyện tư duy cho học sinh chuyên hóa trường THPT.
3.1.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng nội dung thực nghiệm và tiến hành theo nội dung và phương pháp đã chọn.
- Tiến hành thực nghiệm ở lớp 10 chuyên Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa.
3.2. Nội dung – Phương pháp thực nghiệm3.2.1. Nội dung thực nghiệm 3.2.1. Nội dung thực nghiệm
- Sử dụng phần lý thuyết động hóa học và bài tập đã hệ thống giảng dạy cho học sinh ở lớp chuyên.
- Đánh giá sự phù hợp về nội dung và mức độ của bài tập trong giảng dạy.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong việc rèn luyện tư duy cho học sinh.
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm
- Tìm hiểu tình hình, năng lực chung của học sinh lớp 10 chuyên hóa. - Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm.
- Thu thấp thông tin, phân tích kết quả thực nghiệm
3.3. Tổ chức thực hiện
Để tiến hành thực nghiệm tốt những nội dung đã được biên soạn ở phần trước tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 10 chuyên Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam.
3.4. Kết quả thực nghiệm
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhanh hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn.
- Học sinh vận dụng kiến thức giải các bài tập tổng hợp một cách nhanh chóng và chính xác.
- Khả năng tự đọc, tự học, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của học sinh tốt hơn. Các em hiểu kiến thức rộng hơn, sâu hơn, độc đáo hơn qua giải bài tập mở, bài tập có nhiều cách giải.
Như vậy việc xây dựng hệ thống bài tập phần động hóa học sẽ góp phần tích cực vào việc rèn luyện năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các lớp chuyên hóa trường THPT.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã hoàn thành đề tài ‘‘Xây dựng bài tập phần động hóa học phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa”. Đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1. Hệ thống các kiến thức trọng tâm, cơ bản về động hoá học, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, động học các phản ứng đơn giản trên cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học và khả năng vận dụng những kiến thức đó vào giảng dạy chương trình chuyên hóa lớp 10.
2. Đưa ra các ví dụ cụ thể với các mức độ khác nhau giúp học sinh rèn kĩ năng và hiểu lý thuyết sâu sắc hơn.
3. Xây dựng và phân loại được các dạng bài tập về xác định năng lượng hoạt hóa, bậc của phản ứng, thời gian nửa phản ứng, thừa số Areniut.
4. Đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10 chuyên Hóa và đạt được hiệu quả cao.
Với điều kiện thời gian có hạn song tôi đã hoàn thành được các nhiệm vụ ban đầu đặt ra. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi và các giáo viên khác trong việc nắm vững kiến thức khoa học về hoá đại cương trong việc nghiên cứu các quá trình hoá học.
Đây mới chỉ là những kết quả bước đầu nghiên cứu, trên cơ sở nội dung và phương pháp nghiên cứu thu được, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống bài tập phần động hóa học cho học sinh chuyên. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu sử dụng bài tập để rèn luyện tư duy cho học sinh chuyên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của việc dạy học và bồi dưỡng họ sinh năng khiếu hóa học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với cộng đồng quốc tế hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN ĐÌNH HUỀ, TRẦN KIM THANH, NGUYỄN THỊ THU, Động hóa học và xúc tác, Nhà xuất bản giáo dục, 2003.
2. TRẦN THỊ ĐÀ, ĐẶNG TRẦN PHÁCH, Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
3. VŨ ĐĂNG ĐỘ, Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, 2003. 4. LÊ MẬU QUYỀN, Bài tập hóa học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục, 2008.
5. Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XV, 2009, Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2009.